Khi điểm tín dụng là 'tài sản' của người đi vay vốn

Gần đây, khi tìm đến ngân hàng để vay vốn và bị từ chối, không ít khách hàng bất ngờ vì biết mình đã bị lọt “sổ đen tín dụng”. Không trả nợ ngân hàng đúng hạn, chậm trả nợ công ty tài chính tiêu dùng hay chậm thanh toán nợ thẻ tín dụng khiến khoản nợ của khách ngay lập tức bị xếp vào danh sách nợ xấu, bị ghi nhận vào hệ thống của Trung tâm Thông tin tín dụng CIC (thuộc Ngân hàng Nhà nước), ảnh hưởng đến cả quá trình vay nợ về sau.

khi diem tin dung la tai san cua nguoi di vay von CIC tiếp tục giảm 20% giá dịch vụ cho các TCTD
khi diem tin dung la tai san cua nguoi di vay von VPBank xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng với hệ thống 'Big data'
khi diem tin dung la tai san cua nguoi di vay von
Hiện nay, nhiều ngân hàng, công ty tài chính cho người tiêu dùng vay vốn dựa vào điểm tín dụng thay vì dựa vào tài sản thế chấp như trước. Ảnh minh họa: Uyên Viễn.

Nợ 5 tháng, xấu 5 năm

Hiện nay tổng số khách hàng cá nhân được thu thập và lưu trữ tại kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia vào khoảng trên 33,5 triệu, theo CIC

Chị Đoàn Vân Anh, công nhân Công ty cổ phần May 10 cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi từng vay vốn tại công ty tài chính để mua điện thoại. Thời điểm đó do công việc chưa ổn định, thu nhập thất thường nên đã chậm trả nợ vài lần, không ngờ đến tận bây giờ vẫn bị ảnh hưởng”.

Theo chị Vân Anh, dù đã tìm đến các ngân hàng khác nhau để hỏi vay vốn, nhưng ngân hàng nào cũng đưa ra cùng một lý do để từ chối. Tìm đến công ty tài chính, chị được chấp nhận cho vay nhưng với lãi suất cao gấp rưỡi với lãi suất chị từng vay trước đây, cũng với lý do tương tự. Mãi đến khi đó, chị mới biết lịch sử nợ xấu của mình đã bị lưu vào toàn hệ thống.

Giống như chị Vân Anh, nhiều khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng hay đơn vị về chi tiêu thẻ tín dụng không hề biết rằng, khi có phát sinh khoản vay, mọi thông tin về lịch sử trả nợ của họ sẽ được chuyển về CIC. Nếu phát sinh nợ xấu, hệ thống sẽ ghi nhận và đánh tụt điểm tín dụng, gây khó khăn cho quá trình vay vốn sau này. Ngược lại, nếu trả nợ đầy đủ, đúng hạn, khách hàng sẽ được hệ thống chấm điểm tín dụng cao, là căn cứ để ngân hàng, công ty tài chính cho vay với lãi suất ưu đãi.

Ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC, cho hay hiện nay tổng số khách hàng cá nhân được thu thập và lưu trữ tại kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia vào khoảng trên 33,5 triệu, độ sâu thông tin tín dụng được nâng lên 7/8 điểm, độ phủ thông tin là hơn 51% trên số người trưởng thành. Các thông này được CIC lưu trữ trong 5 năm. Điều này có nghĩa, dù chỉ vướng nợ xấu có 5 tháng thì cũng phải mất 5 năm sau, khách hàng mới xóa được nợ xấu trong hệ thống và phải chịu nhiều bất lợi về tiếp cận tín dụng trong khoảng thời gian này.

Hiện tại, điểm tín dụng của CIC được tất cả ngân hàng, công ty tài chính sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro của khách vay, từ đó đưa ra quyết định cho vaycũng như mức lãi suất cho vay phù hợp.

Lãnh đạo một công ty tài chính chia sẻ, nhiều khách hàng khi đến vay vốn đã cố tình giấu khoản nợ xấu ở ngân hàng, công ty tài chính khác mà mình từng vay. Tuy nhiên, chỉ vài bước kiểm tra trên CIC, toàn bộ lịch sử vay vốn của khách hàng được hiển thị.

“Thời gian gần đây, khi đã nhận thức nhiều hơn về điểm tín dụng, nhiều khách hàng nợ chây ỳ cuối cùng cũng đã phải mang tiền trả công ty tài chính, vì biết không thể giấu nợ. Và nếu không trả, họ sẽ chỉ còn duy nhất cửa vay vốn tín dụng đen với lãi suất cao hàng chục lần lãi vay ngân hàng, công ty tài chính”, vị lãnh đạo công ty tài chính nói trên, kể.

Điểm tín dụng: "Tài sản" để vay vốn tín chấp

Ông Đỗ Hoàng Phong cho hay, trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, điểm tín dụng đang là công cụ hữu hiệu giúp các công ty này mở rộng cho vay. Số liệu thống kê cho thấy, tính riêng năm 2017, CIC đã cung cấp cho các tổ chức tín dụng, công ty tài chính khoảng 18 triệu bản báo cáo thông tin tín dụng các loại (trong đó thông tin khách hàng cá nhân chiếm khoảng 70%), tăng trưởng trên 30% so với năm 2016. Mức tăng trưởng này cho thấy hệ thống các tổ chức tín dụng đang sử dụng dữ liệu CIC ngày càng nhiều.

Việc các ngân hàng, công ty tài chính cho vay dựa vào điểm tín dụng thay vì dựa vào tài sản thế chấp như trước giúp nhiều khách hàng có cơ hội tiếp cận tín dụng cao hơn. Tuy vậy, điều này cũng đòi hỏi người dân khi giao dịch với các tổ chức tín dụng phải nâng cao ý thức trả nợ.

Nhiều công ty tài chính cho biết, cho vay tiêu dùng chủ yếu là tín chấp, không đòi tài sản đảm bảo, song có thể nói, xếp hạng điểm tín dụng của mỗi cá nhân chính là một dạng "tài sản" để làm tin, giúp việc vay vốn được thuận lợi hơn.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc cho vay vốn dựa trên điểm tín dụng được tất cả các quốc gia trên thế giới triển khai. Tại Việt Nam, nhận thức về điểm tín dụng của nhiều người dân còn hạn chế, điều này gây khó khăn cho cả bên cho vay lẫn các khách hàng.

“Nếu từng bị vết đen trong lịch sử tín dụng, các cá nhân sẽ gặp nhiều bất lợi khi vay vốn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào, ngay cả khi số nợ đó đã được toán hết. Do đó, để được ngân hàng và công ty tài chính chấp nhận hồ sơ nhanh chóng, lãi suất thấp, việc giữ lịch sử tín dụng tốt rất quan trọng với mỗi cá nhân. Các ngân hàng, công ty tài chính khi cho vay cũng cần khuyến cáo khách hàng về vấn đề này”, ông Hiếu khuyến cáo.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/khi-diem-tin-dung-la-tai-san-cua-nguoi-di-vay-von-96876.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/