Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia được kí kết với lòng mong muốn củng cố, phát triển các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia - Ảnh 1.

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia

Thời gian kí kết: 6/11/1995

Nơi kí kết: Riga, Latvia.

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia được kí kết với lòng mong muốn củng cố, phát triển các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. 

Thể hiện quyết tâm thúc đẩy việc củng cố hệ thống mậu dịch đa biên, phát triển quan hệ trong lĩnh vực thương mại phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức mậu dịch thế giới. Tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Việt Nam và Latvia sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phù hợp với luật pháp và qui định hiện hành ở mỗi nước.

Các qui định của Hiệp định này không hạn chế quyền của mỗi Bên kí kết áp dụng các biện pháp nhằm:

- Bảo vệ an ninh quốc gia.

- Bảo vệ đời sống và sức khỏe nhân dân, phòng ngừa các bệnh động vật và thực vật. 

- Bảo vệ sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ. 

- Bảo vệ các giá trị văn hoá, mĩ thuật, lịch sử và khảo cổ quốc gia. 

- Ngăn ngừa việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. 

Tuy nhiên, việc cấm và những hạn chế như vậy không được trở thành những phương tiện phân biệt đối xử hoặc hạn chế không chính đáng đối với buôn bán giữa hai nước.

Đối xử tối huệ quốc theo Hiệp định

Hai Bên kí kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong các lĩnh vực liên quan đến: 

- Thuế hải quan và các khoản thu áp dụng đối với nhập khẩu và xuất khẩu, kể cả phương pháp thu các khoản thuế và khoản thu đó.

 - Các qui định về thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho, chuyển dỡ qua lại hàng hóa. 

- Thuế và bất kì khoản thu nội địa nào khác thu trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu. 

- Phương thức thanh toán và phương thức chuyển các khoản thanh toán đó đối với hoạt động xuất nhập khẩu. 

- Các qui định về mua, bán, vận chuyển, phân phối và sử dụng hàng hoá trên thị trường nội địa. 

- Những qui tắc và thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Những qui định trên không áp dụng đối với các trường hợp

Những ưu đãi mà một trong hai Bên kí kết đã hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch và giao lưu biên giới. 

Những ưu đãi mà một trong hai Bên kí kết đã hoặc có thể dành cho nước thành viên cùng tham gia với mình trong khu vực mậu dịch tự do, liên minh quan thuế và các hiệp định kinh tế khu vực khác.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Latvia

Trong quan hệ hợp tác thương mại song phương, hiện Việt Nam là đối tác lớn nhất của Latvia tại Đông Nam Á và Latvia cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Baltic.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Latvia, trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Latvia đạt khoảng 130,9 triệu EUR. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Latvia đạt 124,5 triệu EUR, tăng 22.56% với cùng kì năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Latvia đạt 6,4 triệu EUR, tăng 14,9% so với cùng kì năm 2018.

Chi tiết về Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Thương mại giữa Việt Nam và Latvia

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/hiep-dinh-ve-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-giua-viet-nam-va-latvia-20200214102452261.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/