Giá tiêu hôm nay 3/12: Tiếp tục đi ngang, cao su biến động nhẹ dưới 1%

Giá tiêu hôm nay (3/12) ổn định trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên các sàn giao dịch biến động trái chiều với biên độ dưới 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu duy trì đi ngang tại thị trường trong nước.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai ghi nhận mức giá thấp nhất là 60.000 đồng/kg.

Tiếp đến, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục giao dịch hồ tiêu với chung mức giá 61.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

61.000

-

Gia Lai

60.000

-

Đắk Nông

61.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

63.000

-

Bình Phước

62.000

-

Đồng Nai

60.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 2/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 1/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.852 USD/tấn, tăng 1,19%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/12

Ngày 2/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.806

3.852

1,19

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.625

2.625

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.068 USD/tấn, tăng 1,2%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/12

Ngày 2/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.995

6.068

1,2

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết nhà cung cấp lớn do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero COVID của Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước nhập khẩu so với USD.

Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều nhất nhưng cũng là nước giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 192.076 tấn, giảm 16,3%. Những nước xuất khẩu lớn tiếp theo là Brazil, Indonesia và Ấn Độ có mức giảm lần lượt là 3%, 16,2% và 4,2%. 

Trong thập kỷ qua, xuất khẩu hồ tiêu của thế giới đã tăng đều đặn, trong đó năm 2017 chứng kiến sự tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 31,2% so với năm trước.

Về nguồn cung xuất khẩu, Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu, chiếm khoảng 55 - 60% sản lượng. Trong khi sự trỗi dậy của Brazil trong giai đoạn này đã giúp Brazil vượt lên trên Indonesia và trở thành á quân trong số các quốc gia sản xuất hồ tiêu. Brazil đã đóng góp khoảng 15 - 18% vào sản lượng xuất khẩu tiêu toàn cầu trong 5 năm qua.

Còn với Indonesia, sau khi liên tục tăng từ năm 2017 đến 2020, lượng tiêu xuất khẩu của Indonesia đã giảm vào năm 2021 và chiếm 10,5% xuất khẩu toàn cầu.

Trái lại, mặc dù được biết đến là nước tiêu thụ lớn thứ ba thế giới với phần lớn sản lượng hồ tiêu để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng lượng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ lại cho thấy sự gia tăng đáng kể. Điều này là do một lượng lớn hồ tiêu được nhập khẩu để dùng cho mục đích chế biến và tái xuất. Năm 2021, Ấn Độ đóng góp 4,5% vào xuất khẩu tiêu toàn cầu, tăng 54,7% so với năm 2020. 

Theo thống kê của IPC, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu năm 2020 cao nhất từ trước đến nay đạt 498.931 tấn, tăng 3,8% so với năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với mức giảm 1,4% vào năm 2021 và dự đoán tiếp tục giảm vào năm 2022 dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường quan trọng như EU và Mỹ. 

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 216 yen/kg, giảm 0,46% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h25 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 12.905 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,58% (tương đương 75 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ đã giảm 24% trong quý III so với mức trung bình năm ngoái, trong khi giá cao su Kerala giảm 11% và cao su butadiene giảm 1%. Điều này đã khiến biên lợi nhuận của các công ty săm lốp được kỳ vọng tăng, theo trang Money Control.

Theo dữ liệu, sản lượng cao su toàn cầu trong năm đã tăng lên, nhưng mức tiêu thụ không tăng đồng bộ trong năm nay, mặc dù năm 2021 đã là một thời điểm tuyệt vời với mức tăng 10,9%.

Ông Rajiv Budhraja, Tổng Giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp ô tô (ATMA) cho biết, thị trường đang ở đỉnh cao của mùa sản xuất, điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá cao su. Ông nói thêm rằng nhu cầu từ nhu cầu nội địa của Trung Quốc đang cực kỳ yếu.

Khi Toyota hạ dự báo sản xuất tại Nhật Bản trong năm 2023 từ 9,7 triệu chiếc xuống 9,2 triệu chiếc, dự báo sản xuất cũng giảm đối với các công ty có trụ sở tại châu Âu và Trung Quốc.

Ông Budhraja nói thêm: "Về mặt thay thế, tôi nghĩ rằng ngành này đang hoạt động tốt, nhất là xuất khẩu. Năm ngoái, ngành này tăng trưởng 55% so với năm tài chính 2021 và tôi cũng nghĩ rằng năm nay ngành lốp xe sẽ tăng trưởng khá tốt ở mức hai con số tại Ấn Độ”.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-hom-nay-312-tiep-tuc-di-ngang-cao-su-bien-dong-nhe-duoi-1-2022122172356707.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/