Đừng để sự hoàn hảo khiến ta phát điên và kiệt sức, hãy thôi đặt áp lực và cởi mở với những sai lầm của bản thân

Ai trong chúng ta, những người bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo cũng muốn mọi việc được thực hiện theo cách tốt nhất. Ngay cả khi nó khiến ta phát điên và kiệt sức. Nhưng đã đến lúc thôi đặt áp lực lên bản thân, quên đi những kỳ vọng quá đáng và học cách cởi mở với những sai lầm.

Làm thế nào để bản thân và những người xung quanh không phải thất vọng về những sai lầm trong cuộc sống - Ảnh 1.

Một bài viết của Tiffany Duful, người đã từng vô cùng sợ hãi trước những sai lầm.

"Drop the ball" - Quả bóng bị đánh rơi

Ở Mỹ, thuật ngữ "drop the ball" (tạm dịch: đánh rơi quả bóng) mang ý nghĩa rất tiêu cực. Nó được dùng để mô tả sự thất bại, sai lầm và những công việc còn dang dở, thứ vốn dĩ phải được hoàn thành. Và bằng cách "đánh rơi quả bóng", ta thường khiến người khác thất vọng. 

Ngày nay, việc làm tốt tất cả mọi thứ dần trở thành nỗi sợ của nhiều người. Dù là ở văn phòng hay nhà riêng, họ đều cố gắng để làm hài lòng cấp trên, đồng nghiệp và người thân. Nhưng rồi chúng ta sẽ nhận rằng, không gì là đẹp đẽ và hoàn hảo mãi mãi. Vì vậy, đã đến lúc thôi đặt áp lực lên bản thân và quên đi những kỳ vọng quá đáng. Hãy tập trung vào những điều sau để giải thoát bản thân khỏi năng lượng tiêu cực.

Tự hỏi bản thân rằng: Đâu là điều đáng trân trọng nhất trong cuộc sống?

Tìm ra điều đáng trân trọng trong cuộc sống bước đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần làm. Để xác định được điều này, bạn có thể thử qua bài kiểm tra của Nhà giáo dục học Stephen Covey. (Tuy cách làm này sẽ khiến bản cảm thấy buồn và chán nản trong giây lát nhưng đó chỉ là những cảm xúc nhất thời)

Hãy thử nghĩ về những giây phút cuối đời và tưởng tượng về đám tang của chình mình. Tại đám tang, bạn sẽ muốn những người đến viếng thăm nói gì về mình? Khi tất cả những thành viên trong gia đình và đồng nghiệp đều có mặt đầy đủ, liệu bạn có muốn nghe họ bảo rằng: "Cô ấy đã hoàn thành rất nhiều công việc mỗi ngày"? Hay muốn được lắng nghe suy nghĩ của họ về những hành động đẹp bạn đã từng làm trong quá khứ? 

Sau đó, hãy liên hệ với 10 người bạn và nhờ họ về kỷ niệm đẹp nhất của cả hai khi sức khoẻ tinh thần của bạn đang ổn định nhất. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện rằng, vẫn có những điều bạn làm tốt mà không cần đến sự cố gắng quá mức. Những điều chỉ có bạn mới làm được, những điều đáng để trân trọng.

 Xác định mục đích, ý nghĩa sau những hành động và khả năng thực hiện của bản thân

Bước thứ hai liên quan đến cách hiện thực hóa hy vọng. Mặc dù mọi người đều đề cao sự nghiệp nhưng đối với phụ nữ, nó còn có một ý nghĩa khác. Họ đã từng rất nỗ lực làm việc để thay đổi vị trí của mình trong xã hội. Và trên thực tế, hôn nhân không chỉ đơn thuần là sự gắn kết giữa hai con người. Vì để duy trì được điều này ta cần phải nuôi dưỡng một mối quan hệ lành mạnh. Bên cạnh đó, việc chăm sóc con cái cũng không chỉ có ý nghĩa với gia đình và các bậc phụ huynh. Vì chúng ta đang hình thành ý thức cho các công dân toàn cầu. Bằng cách tư duy này, bạn sẽ tìm thấy mục đích, ý nghĩa và động lực cho hành động của bản thân.

Sau đó, hãy xác định khả năng của mình và tìm ra cách tốt nhất để thực hiện chúng. Bạn còn nhớ rằng, ở bước một, chúng ta đã liên hệ với 10 người bạn và nhờ họ kể về những điều bạn làm tốt mà không cần cố gắng quá mức và những điều có chỉ bạn mới làm được? Sẽ thật tuyệt nếu bạn lắng nghe và ghi chép lại câu trả lời của họ. Sau khi tất cả thông tin đã được viết ra giấy, hãy khoanh tròn các từ, cụm từ và chủ đề liên tục xuất hiện. Bằng cách đó, bạn sẽ biết được khả năng của mình.

Biến những người xung quanh thành bạn đồng hành 

Bạn sẽ không thể nào che giấu tuyệt đối được những sai lầm mình. Do đó, hãy tranh thủ biến người xung quanh thành bạn bè và tạo cơ hội để họ hiểu và cởi mở hơn về những "quả bóng đánh rơi" của bạn.

Tại văn phòng, hãy kết bạn với sếp bằng những lý do thật "năng suất", vì điều những nhà lãnh đạo quan tâm nhất là hiệu quả công việc. Giả sử bạn đã xác định được mục đích và nguyện vọng trong sự nghiệp của mình là mở rộng và thiết lập các mối quan hệ. Và cần dành nhiều thời gian hơn cho việc ngoại giao, hãy thử áp dụng cách bắt chuyện này: "Tôi cảm thấy việc mình dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc khách hàng và giảm bớt việc hành chính sẽ giúp ích cho mục tiêu chiến lược của công ty. Không biết rằng chúng ta có thể trao đổi về vấn đề này không? Vì tôi cũng muốn trao cơ hội này cho những người thích hợp hơn." 

Sau đó, nếu một đồng nghiệp bắt đầu phản ứng về hành động của bạn, bạn cần phải chủ động đến chỗ họ và nói: "Nghe có vẻ hơi rủi ro, nhưng tôi thực sự nghĩ rằng ý tưởng này sẽ giúp tôi làm việc tốt hơn và tăng năng suất của cả nhóm. Tôi muốn nói trước với bạn về những gì tôi sắp làm và cùng nhau trò chuyện để đảm bảo rằng nó sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn." 

Nhưng mọi thứ sẽ khác khi trở về nhà, điều quan trọng nhất đối với những cuộc trò chuyện thân mật là sự duyên dáng và khiêm tốn. Hãy thừa nhận những vấn đề đã trải qua, kể cả những rắc rối bạn đã gây ra cho ra đình trong giai đoạn tinh thần sa sút. Nếu thấy bối rối và không biết làm thế nào để ngỏ lời, hãy thử nói thế này nhé: "Buổi nói chuyện hôm nay có vẻ hơi lạ nhưng mẹ thực sự muốn trở thành một người mẹ tốt. Thời gian đầu mẹ cảm thấy rất mệt mỏi vì có quá nhiều thứ phải làm và nó biến mẹ thành một người nóng nảy và lớn tiếng với con dù mẹ thật sự không cố ý. Mẹ mong được nghe con nói về những điều con thích và mong muốn mẹ thực hiện, con có thể chọn cho mẹ ba điều quan trọng nhất chứ? Và liệu con có thể phụ giúp mẹ chăm sóc nhà cửa. Điều đó thật tuyệt đối với hành trình trở thành một người mẹ tốt của mẹ." 

Đừng để sự hoàn hảo khiến ta phát điên và kiệt sức

Song, lắm lúc khi nghĩ về những sai lầm trong quá khứ, bạn sẽ nhận ra rằng mình đã từng tự đặt ra kỳ vọng quá cao (hơn cả sự trông đợi của người khác). Vì vậy, người đồng hành quan trọng nhất trong chuyến phiêu lưu này vẫn là chính bạn. Ai trong chúng ta, những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, sẽ luôn muốn thực hiện mọi thứ trong khả năng tốt nhất. Ngay cả khi nó khiến ta phát điên và kiệt sức. 

Vì vậy, hãy ghi nhớ rằng, việc bạn chấp nhận sai lầm một cách cởi mở không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn đang giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy giảm bớt danh sách việc cần làm và dồn sự tập trung vào những thứ bạn làm tốt và phù hợp với mục đích cao nhất thay vì cứ mãi đau đầu vì những hạn chế. Theo đó, bạn sẽ tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp và không khiến người khác phải tổn thương.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dung-de-su-hoan-hao-khien-ta-phat-dien-va-kiet-suc-hay-thoi-dat-ap-luc-va-coi-mo-voi-nhung-sai-lam-cua-ban-than-20210830182226162.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/