Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đưa các nhà sản xuất tới Việt Nam?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài đang khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc di chuyển dây chuyền sản xuất với hàng nghìn nhà máy sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

chien tranh thuong mai my trung co loi cho cac khu cong nghiep viet nam Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?
chien tranh thuong mai my trung co loi cho cac khu cong nghiep viet nam Để tận dụng được cơ hội của chiến tranh thương mại
chien tranh thuong mai my trung co loi cho cac khu cong nghiep viet nam
Nguồn: SCMP.

Mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump áp dụng cho hàng nhập khẩu Trung Quốc đang đẩy các nhà máy sản xuất rời khỏi Trung Quốc và tới Việt Nam.

Chưa đầy một tháng sau khi chính quyền Tổng thống Trump áp mức thuế suất 10% với 200 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu Hong Kong Man Wah Holdings sở hữu hơn 18 triệu feet vuông không gian sản xuất tại Trung Quốc đã mở rộng cơ sở tại ngoại ô TP HCM.

Vào tháng 6, công ty chuyên về ghế dựa và ghế sofa, một trong những thương hiệu nổi tiếng với tầng lớp trung lưu Mỹ, đã mua lại nhà máy sản xuất đồ nội thất rộng nhất Việt Nam và dự kiến nâng qui mô lên cao nhất vào năm tới.

Cách hàng nghìn km phía xa, các nhà bán lẻ Mỹ đang vật lộn với các chiến lược để giảm bớt chi phí thuế quan.

Gao Jian thuộc Dịch vụ Tư vấn Kinh doanh VnOcean tại Việt Nam cho biết đến nay đã hướng dẫn khoảng 40 doanh nghiệp Trung Quốc mỗi tháng đến hơn 50 khu công nghiệp. Gao nói: “Một số công ty có thể chịu mức thuế khoảng 10% nhưng nếu tăng lên đến 25% thì nó sẽ ăn mòn gần hết lợi nhuận”..."Họ sẽ phải di dời và đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc".

Dù các công ty Mỹ đã trả thuế nhập khẩu nhưng các chi phí phát sinh lại được chuyển sang cho người mua. Kết quả là mức thuế mới chẳng những không giúp ngăn cản nhập khẩu hàng hóa nước ngoài mà còn trở thành gánh nặng với người tiêu dùng. Các nhà sản xuất như Man Wah đang cố giảm chi phí thuế cho khách hàng bằng cách chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam và các nước khác, nơi chính sách thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc không được áp dụng.

Bất chấp những dự đoán khả quan về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần này, các công ty Mỹ và Trung Quốc không thụ động chờ đợi kết quả. Nhiều doanh nghiệp với hàng ngàn nhà máy ở Trung Quốc hiện đang chạy đua để rời khỏi đại lục - một giải pháp thực tế duy nhất để tránh tổn thất từ mức thuế cao hơn có thể có hiệu lực trong hơn một tháng tới.

Đầu tuần này, ông Trump nói rằng "rất khó" để ngừng lại quyết định tăng thuế thêm 25% vào ngày 1/1 năm tới. Lãnh đạo các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực đang cân nhắc phải làm gì nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài.

Một cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn kinh doanh Ernst and Young cho thấy hơn 50% các doanh nghiệp tin tưởng mức thuế sẽ vẫn giữ nguyên cho đến năm 2020 hoặc muộn hơn. Khoảng 51% cho biết đang thực hiện các thay đổi và 33% đang nghiên cứu ý tưởng mới.

Ở châu Á, hàng chục công ty trung gian thu lợi nhuận từ hoa hồng đang nhiệt tình hỗ trợ các nhà sản xuất tìm kiếm mặt bằng, nhân viên và giấy phép kinh doanh ở Việt Nam. Zhang Diansheng của Trung tâm Dịch vụ Kinh doanh Hằng Sinh tại TP HCM cho biết từ tháng 9 đến nay, trung tâm ông đã giới thiệu hơn 80 nhà sản xuất đến các khu công nghiệp địa phương.

Lạm phát giá thuê đất và thiếu nhân lực

Tuy nhiên, nhu cầu tăng cao đột ngột đã đẩy chi phí thuê đất và phơi bày điểm yếu về nguồn lao động có tay nghề ở Việt Nam. Từ lâu, Trung Quốc vẫn được đánh giá là cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao cấp tốt nhất nhờ cơ sở hạ tầng quy mô lớn và số lượng công nhân lành nghề cao, theo Emily Guo, Tổng thư ký Hiệp hội các Nhà sản xuất Công nghiệp Trung Quốc.

Các nhà sản xuất Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì được lợi thế này trong nhiều năm tới nhưng họ sẽ đầu tư mạnh vào tự động hóa để bù đắp chi phí khác, Guo cho biết. “Chúng tôi thấy rằng hoạt động sản xuất ở Việt Nam cũng có nhiều vấn đề như tuyển dụng lao động, quản lý và cung cấp nhân lực. Đối với những sản phẩm cao cấp, Trung Quốc vẫn có những lợi thế không thể thay thế được”, bà nói.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là kết quả của sự phẫn nộ tích tụ trong thời gian dài khi Trung Quốc buộc các công ty Mỹ phải bàn giao công nghệ có giá trị và sản phẩm sở hữu trí tuệ nếu muốn tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới. Một số cố vấn hiếu chiến của ông Trump và thậm chí cả chính vị tổng thống này đều đánh giá căng thẳng thương mại này là chiến lược lâu dài nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc về quyền lực kinh tế.

Trong vài tháng qua, ông Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc. Khả năng này đang buộc các công ty Trung Quốc phải xem xét việc di chuyển dây chuyền sản xuất ngay cả khi thuế quan không phải là mối đe dọa trực tiếp.

Chủ sở hữu của Strategic Sports Norman Cheng đã sẵn sàng đa dạng hóa hệ thống cung cấp bằng cách đầu tư vào một nhà máy mới với khoảng 500 công nhân ở Việt Nam vào đầu năm tới. "Nhiều doanh nghiệp đang chuyển đơn đặt hàng cho các nhà máy ở các nước như Campuchia và Việt Nam do chiến tranh thương mại", Cheng cho biết.

Ông Cheng hiện đang thuê khoảng 3.000 công nhân ở Trung Quốc vận hành 40 dây chuyền sản xuất. Thuật ngữ “chiến tranh thương mại” trở thành khẩu hiệu chính để thu hút khách hàng mới đến các khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy vừa và nhỏ sản xuất đồ nội thất, dệt may và điện tử tại vùng đồng bằng sông Châu Giang và sông Dương Tử Trung Quốc - trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc. "Chúng tôi có thể sẽ tăng giá và tiếp tục duy trì hợp tác với các nhà cung cấp hiện tại trong khi tìm kiếm những phương án khác", ông cho biết.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-dua-cac-nha-san-xuat-toi-viet-nam-112169.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/