CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn

COVID-19 ập đến khiến xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp Việt tìm đường về với thị trường 100 triệu dân và coi đây là miếng bánh ngọt đang bị bỏ ngỏ bấy lâu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lâm Viên, CEO Vinamit cho rằng “miếng bánh” ngọt nhưng khó ăn nếu doanh nghiệp vẫn giữ suy nghĩ thị trường nhà dễ tính hơn thị trường khách.

COVID-19 đã thay đổi phương thức kinh doanh phân phối sang kinh doanh số hóa, thương mại điện tử; từ buôn bán sỉ, số lượng lớn sang phục vụ từng cá nhân. 

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều năm như Vinamit cần chạy đua với thời cuộc, có kỹ năng và sự chuẩn bị linh hoạt hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và sự chuyển động của công nghệ, khoa học, ông Nguyễn Lâm Viên chia sẻ với người viết trong buổi trò chuyện đầu Xuân.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 1.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Lâm Viên, CEO Vinamit: Cũng có thể nói là như vậy, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP HCM và các tỉnh ĐBSCL.

COVID-19 như cơn khủng hoảng tâm lý đối với chủ doanh nghiệp và người lao động, nỗi sợ hãi cứ thế gia tăng, ăn mòn sinh khí của con người.

61 năm cuộc đời, chưa bao giờ tôi thấy một khủng hoảng tâm lý đáng sợ đến vậy.  Khủng hoảng kinh tế, tài chính hay năng lượng xoay xở mãi đều tìm ra lời giải nhưng khủng hoảng tâm lý, sự ức chế, mất mát mới thật nặng nề. COVID-19 khiến tất cả chúng ta bất lực, không biết ngày mai ra sao.

Dịch bệnh hoành hành, y tế quá tải, COVID-19 rình rập và có thể đến bất cứ lúc nào. Đây là cú sốc double, triple (gấp đôi, gấp ba) gây sang chấn tâm lý với toàn xã hội, không chỉ riêng tôi.

May mắn rằng mọi thứ qua đi rất nhanh. Tôi và Vinamit khép lại cơn ác mộng này và tập trung vào chuyện tạo sức bật cho doanh nghiệp hậu đại dịch COVID-19.

Cho đến bây giờ, mình phải xác định COVID-19 chưa thể chấm dứt và có thể tiếp tục diễn biến với nhiều biến chủng mới. Chúng ta sẽ phải sống chung với COVID-19 trong thời gian dài.

Sau hai năm vật lộn với COVID, bản thân tôi và Vinamit đối mặt nhẹ nhàng hơn, chỉ coi đây như cơn cảm cúm thông thường và có đủ kiến thức, kinh nghiệm ứng phó với nó.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 3.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 3.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Năm 2021, mảng xuất khẩu của Vinamit chịu ảnh hưởng nhiều vì giãn cách xã hội, lưu thông trong khu vực và quốc tế "tắc cứng", chi phí logistics phi mã, cùng với tình trạng thiếu công nhân sản xuất…

Nhưng đổi lại, mảng thị trường nội địa Vinamit phát triển khá tốt, tăng trưởng 8-10 lần so với bình thường.

Chỉ cần có tin Sài Gòn (TP HCM) phong tỏa chỗ này, giãn cách chỗ kia, nhu cầu tiêu thụ rau củ qua tươi và chế biến của người dân tăng đột biến, chỉ số thương mại điện tử của Vinamit dựng đứng, các kênh website, facebook, fanpage ngập đơn hàng.

Dịch COVID-19 cũng có tôi thấy sức mạnh phi thường của thương mại điện tử, chúng tôi có thể nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, chăm sóc, tương tác với khách hàng qua không gian mạng.

Nhìn một cách tích cực, COVID-19 cũng dạy cho chúng ta linh hoạt ứng biến với nghịch cảnh, thử thách phạm trù quản trị của các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý. Tất cả chúng ta đều trưởng thành hơn nhờ COVID-19.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 5.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Chắc chắn rồi, đất chật người đông mà.

COVID-19 đã thay đổi phương thức kinh doanh phân phối sang kinh doanh số hóa, thương mại điện tử; từ buôn bán sỉ, số lượng lớn sang phục vụ từng cá nhân. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp "già đời" như Vinamit cần chạy đua với thời cuộc, có kỹ năng và sự chuẩn bị linh hoạt hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và sự chuyển động của công nghệ, khoa học.

Một bộ máy cũ, con người cũ đôi khi khó thích nghi với những thay đổi của xã hội. Do đó, tôi đã thành lập một công ty chuyên về mảng nội địa, bán lẻ để cập nhật xu hướng kinh doanh mới, phương pháp mới, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Như tôi đã nói, kinh doanh số hóa hướng vào từng cá nhân. Do đó, chúng tôi nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cá nhân, giá thành sản phảm và tối ưu thời gian, phương thức, chi phí giao hàng để người tiêu dùng có thể được hưởng lợi nhiều nhất đến từ nhà sản xuất mà không thông qua một kênh trung gian nào cả.

Điều này chỉ có nhà sản xuất mới có thể đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 6.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Đúng vậy. Trung Quốc vẫn là bạn hàng quen của Vinamit, chiếm 40-50% lượng hàng xuất khẩu.

Chúng tôi đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này từ năm 2010 và có sự chuẩn bị rất kỹ về vùng trồng, khu sơ chế, đóng gói, chế biến và đặc biệt các sản phẩm hữu cơ của Vinamit luôn đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật, tồn dư hóa chất của Trung Quốc.

Do đó, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vẫn thuận lợi. Nhu cầu của thị trường này còn rất cao, chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng thị phần của mình tại đây.

Tuy nhiên, kinh doanh sẽ "không bỏ trứng vào một giỏ". Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của châu Âu, Mỹ được dự báo tăng 30%. Đồng thời, lợi thế về các FTA cũng sẽ thúc đẩy Vinamit tiến sâu vào hai thị trường tỷ USD này.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Thực chất, xuất khẩu tiểu ngạch, biên mậu là cuộc chơi nhức nhối với Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc vì không quản trị được.

Phía Trung Quốc không thể quản lý được đầu vào nhập khẩu, chất lượng hàng hóa. Còn phía Việt Nam cũng không nắm được hết các doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu vì chủ yếu qua thương lái vùng biên.

Chính vì lẽ đó, Hải quan Trung Quốc đưa ra Lệnh 248 và 249 để thay đổi, chuyển đổi dần từ xuất khẩu biên mậu sang chính ngạch.

Nếu đúng như vậy, nông dân Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, phương thức này sẽ hình thành một thói quen mới, thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, mua hàng trực tiếp từ người sản xuất mà không cần thông qua thương lái ở cửa khẩu.

Dĩ nhiên, Trung Quốc có thể đóng biên mậu, còn phải chờ. Vì như tôi được biết, 20 năm nay nước này đã muốn đóng cửa biên mậu, Việt Nam muốn chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch nhưng vẫn chưa được.

Chúng ta luôn nói cần phải đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang chính ngạch, nhưng thực tế xét về lợi ích lại không hề dễ dàng để các nhà nhập khẩu Trung Quốc từ bỏ con đường biên mậu.

Xuất khẩu chính ngạch bị thuế VAT 17%, trong khi biên mậu thì không thuế VAT. Vì vậy, các thương nhân Trung Quốc thường đi tìm các thương lái, cá nhân ở Việt Nam để mua bán hàng hóa, xuất khẩu tiểu ngạch, chứ không tìm doanh nghiệp của Việt Nam.

Câu chuyện cạnh tranh nội địa ở thị trường Trung Quốc thì những người làm chính ngạch rất khó khăn, thậm chí thất bại trước thị trường biên mậu. Nếu phía Trung Quốc đóng hẳn con đường biên mậu hoặc sử dụng biên mậu như nhập khẩu chính ngạch thì mới giải tỏa được vấn đề.

Tôi cho rằng Bộ NN&PTNT và doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin, trao đổi với các thương lái ở cửa khẩu, đây mới là đối tượng nắm chi tiết của trận đánh này, còn những doanh nghiệp như Vinamit chỉ có thể nắm sơ bộ.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 9.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Lâm Viên: *Cười*, Tôi rất vui khi truyền được cảm hứng về nông nghiệp hữu cơ cho người trẻ. Tôi nghĩ không riêng tôi, mà cả thế giới đang truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam theo đuổi các xu hướng "bỏ phố về rừng", nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái…

Thời gian đầu tôi đến với nông nghiệp hữu cơ, một hành trình đơn độc, mỗi khi tôi nói đến nông nghiệp hữu cơ trong bất kỳ một hội nghị nào, ngay lập tức sẽ bị phản đối, tấn công tinh thần, thậm chí người ta thanh tra nông trường của tôi vì 200 ha đất chỉ trồng cỏ, không canh tác…

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam không còn là trao lưu, nó đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Chúng ta đang dần từ bỏ nông pháp hóa học để tìm về với tự nhiên. Mọi người đang tiếp nhận nông nghiệp hữu cơ một cách rất cởi mở.

Cũng may rằng Việt Nam chỉ mất 10 năm, nhiều quốc gia, nhiều người tiên phong phải chờ đợi cả nửa đời người cho một xu hướng này. Dù biết trước Việt Nam sẽ đón nhận nông nghiệp hữu cơ sau cơn "thịnh nộ", nhưng tôi vẫn thấy rất vui, rất mãn nguyện.

Sự thay đổi trong tư duy này được gọi là tư duy đảo chiều. Giờ đây, việc trồng rau củ, cây trái không đơn thuần là cung cấp thực phẩm cho người ta ăn cho no, ăn cho ngon, ăn cho sướng mà ăn để nâng cao sức khỏe, tiết chế bệnh tật và giúp sự sống bền vững hơn.

Minh chứng rằng sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, người tiêu dùng càng quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ vì mục đích cuối cùng cũng là sức khỏe.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 11.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Nông nghiệp hữu cơ đang bùng nổ ở Mỹ và châu Âu, có thể trong tương lai 100% cư dân ở đây sẽ sử dụng thực phẩm hữu cơ. Luồng gió này chắc sẽ lan tỏa, chạm đến Việt Nam.

Và những doanh nghiệp tiên phong như Vinamit phải nắm được xu hướng để đi trước đón đầu.

Nếu chúng ta không chuẩn bị, cuộc đổ bộ các công ty nước ngoài vào Việt Nam sẽ càng mạnh mẽ. Không phải vô lý khi thấy các công ty Nhật Bản, châu Á, châu Âu đổ bộ vào Việt Nam, chúng ta có lợi thế đất đai, nguồn lực và khí hậu, rất phù hợp để tạo ra thực phẩm mang lại sức khỏe cho con người.

FDI sẽ vào và xây dựng những nông trường khổng lồ, lúc đó doanh nông của Việt Nam sẽ trở nên nhỏ bé và thiếu sức cạnh tranh, thậm chí chúng ta có thể phải đi làm thuê trên chính mảng đất của mình.

Nếu chúng ta không bứt lên, FDI sẽ đổ bộ và tận dụng lợi thế của Việt Nam, họ mang lại doanh số cao, ngoại tệ lại chảy ra ngoài và điều chúng ta nhận được chỉ là một chút tiền công.

Do đó, Vinamit cũng đang ấp ủ một số dự án, chúng tôi chưa thể tiết lộ ở thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ, các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị, kế hoạch kinh doanh dài hạn để tận dụng những lợi thế thiên nhiên ban tặng.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Lâm Viên: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với chuyển đổi số sẽ thay đổi cục diện xã hội, không chỉ là lưu trữ dữ liệu, trí tuệ nhân tạo…

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 15.

Tôi tin rằng đến một ngày chúng ta sẽ không trồng cây trên những cánh đồng nữa vì biến đổi khí hậu, canh tác hóa học đang làm thoái hóa đất.

Chúng ta sẽ "nuôi đất", đem đất đó về bể dinh dưỡng, trồng cây trong điều kiện kiểm soát về mọi thứ như khí hậu, nước, đất, dinh dưỡng… trên những trang trại thẳng đứng, nhưng sau cùng vẫn là sản phẩm hữu cơ. Đó là đích đến của nông nghiệp và khoa học và là điều tôi kỳ vọng.

CEO Vinamit: Doanh nghiệp xuất khẩu đổ bộ về thị trường nội địa, 'miếng bánh ngọt' này sẽ cạnh tranh hơn - Ảnh 13.

 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ceo-vinamit-doanh-nghiep-xuat-khau-do-bo-ve-thi-truong-noi-dia-mieng-banh-ngot-nay-se-canh-tranh-hon-20220126103502907.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/