3 mẹo kiếm thu nhập cho người làm việc tự do (freelancer)

Giới làm việc tự do (freelancer) cần phải có chiến thuật khôn ngoan để đảm bảo nguồn thu nhập dồi dào và ổn định.

Theo thống kê mới nhất của HBR, cứ ba người Mỹ thì có một người đang làm việc tự do, tương đương khoảng 57 triệu lao động trong lực lượng lao động 160 triệu người, tăng 4 triệu người (13%) so với năm 2014.

Những người làm việc tự do là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình nhưng đồng thời, phải gánh trách nhiệm của người quản lí doanh nghiệp: xây dựng thương hiệu cá nhân, tiếp thị dịch vụ, quản tài chính và thương lượng với các khách hàng tiềm năng.

Những buổi đàm phán có thể là thách thức cho các freelancer và thiếu kĩ năng quan trọng này dẫn đến hậu quả bỏ lỡ doanh thu tiềm năng, ảnh hưởng xấu tới portfolio và mất đi những cơ hội trong tương lai.

Trong 25 năm tư vấn cho các tập đoàn và nhà thầu độc lập về cách đàm phán, chuyên gia Andres Lares đã phát hiện ra 3 lĩnh vực cụ thể thường xuyên gây khó khăn cho freelancer khi trò chuyện với khách hàng. 

Đầu tiên, họ chỉ tập trung vào khía cạnh kinh doanh của mối quan hệ thay vì xây dựng quan hệ cá nhân; thứ hai, họ cố gắng cạnh tranh với các đối thủ bằng cách giảm giá và thứ ba, họ lãng phí thời gian đàm phán với đối tượng khách hàng không phù hợp. Dưới đây là cách giải quyết cho cả 3 rắc rối đó.

images (8)

Xây dựng mối quan hệ thân thiết vẫn chưa đủ để đảm bảo thành công cho các freelancer. Ảnh: HBR

Xây dựng bản sắc cá nhân

Mối quan hệ và kết nối đích thực có khả năng thúc đẩy giao dịch. Mọi người chỉ giao dịch với những người họ đã biết và sự quen thuộc là cơ sở xây dựng lòng tin trong mọi trường hợp.

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với freelancer trong khi niềm tin và tự tin là 2 yếu tố then chốt. Trong một cuộc đàm phán lớn, mong muốn thúc đẩy giao dịch có thể trở nên vô nghĩa nếu các nhà lãnh đạo 2 bên không có mối quan hệ tốt. 

Nhưng nếu bạn là một freelancer, bạn có toàn quyền quyết định. Một mối quan hệ riêng tư với khách hàng sẽ là cơ may kinh doanh cho bạn. Từ các cuộc thảo luận ban đầu cho tới thời điểm 2 bên hợp tác, sự thành công của cuộc đàm phán quyết định khả năng đầu tư và tham gia của khách hàng.

Là một freelancer, hãy xây dựng mối quan hệ có khả năng phản ánh thương hiệu và giá trị của chính bạn xuyên suốt các cuộc trao đổi. Kể câu chuyện của riêng bạn, mô tả trình độ và khả năng độc đáo cũng như kết nối các điểm chính với nhau sẽ tạo ra bài thuyết trình hấp dẫn.

Chống lại cám dỗ hạ giá

Tuy nhiên, xây dựng mối quan hệ thân thiết vẫn chưa đủ để đảm bảo thành công bởi các điều khoản của thỏa thuận mới là thứ bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Khi theo đuổi quan hệ đối tác, các tập đoàn lớn có thể hạ gục đối thủ cạnh tranh nhờ mức chiết khấu cao trong khi quy mô lớn có thể giúp họ chịu tổn thất và bù lại theo thời gian. Nhiều freelancer cũng áp dụng chiến thuật giảm giá này để giành được hợp đồng nhưng đây chắc chắn không phải chiến lược bền vững.

Ví dụ, bạn đã tự đặt mức lương tiêu chuẩn là 50 USD/ giờ  nhưng để thu hút khách hàng hoặc giành được một dự án bạn đang yêu thích, bạn bắt đầu xem xét giảm con số này xuống còn 40 USD hoặc thậm chí thấp hơn. 

Tuy nhiên, điều này sẽ cùng lúc hạ thấp chất lượng và giá trị công việc của bạn trong mắt khách hàng. Trên các diễn đàn tuyển dụng freelancer trực tuyến như Upwork, bạn sẽ rất khó nâng mức lương mình muốn sau này, ngay cả khi bạn đã tích lũy được kinh nghiệm.

Thay vào đó, các chuyên gia khuyến khích giới freelancer nên xác định khoản phí cố định cụ thể cho từng dự án, giới hạn con số duy nhất cho một dự án và khách hàng cụ thể trong khi duy trì tốc độ làm việc không đổi. Đây cũng là chiến thuật định vị tốt nhất trong các cuộc đàm phán.

Khách hàng cũng có xu hướng thích những dự án có mức giá cố định và rõ ràng. Điều này đặc biệt hữu ích với những khách hàng muốn đặt trước hoặc lo ngại về chi phí phát sinh khi bạn phải sửa lại sản phẩm cuối cùng nhiều lần.

Không lãng phí thời gian với những khách hàng không phù hợp

Thực hiện tôn chỉ "Khách hàng là thượng đế" từ khâu đàm phán có thể mang đến cho bạn nhiều người quan tâm nhưng cũng rất tốn thời gian. Nhiều freelancer từng bày tỏ sự thất vọng khi đã dành quá nhiều thời gian theo đuổi một khách hàng nhưng cuối cùng, không nhận được hợp đồng.

Vì vậy, khi bắt đầu tiếp cận một khách hàng tiềm năng, hãy xem xét 2 tiêu chí chính để xác định mức độ nỗ lực dành cho họ: mức lương đề xuất và mức độ quan trọng của công việc này với khách hàng. 

Mức lương là số tiền bạn sẽ nhận được nếu thỏa thuận được kí và con số này càng lớn, bạn càng có nhiều thời gian và năng lượng để chứng minh khả năng bản thân. Ngược lại, giá trị công việc mơ hồ hơn, bao gồm mức độ khách hàng đánh giá sản phẩm cuối cùng, bạn đam mê công việc này ở mức nào...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/3-meo-kiem-thu-nhap-cho-nguoi-lam-viec-tu-do-freelancer-20191201230755138.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/