|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam tự vệ trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, từ điều hành VNĐ đến xuất khẩu

10:48 | 19/07/2018
Chia sẻ
Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam đang tìm cách tự vệ trước cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
viet nam tu ve trong chien tranh thuong mai my trung Cán cân được – mất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Phần 1)
viet nam tu ve trong chien tranh thuong mai my trung Chứng khoán HSC: Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nếu chiến tranh thương mại kéo dài

Các nhà phân tích đang kêu gọi Việt Nam thực thi nhiều biện pháp, từ hạ giá VNĐ đến tăng cường kiểm tra hàng hóa để ngăn ngừa hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - Xã hội Quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã đệ trình báo cáo về tác động tiềm ẩn của chiến tranh thương mại và các giải pháp mà chính phủ cần chuẩn bị để bảo vệ nền kinh tế.

“Nếu Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng với các động thái ‘ăn miếng trả miếng’, điều đó có thể làm giảm xuất khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài của chúng tôi và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước”, ông Lương Văn Khôi – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - Xã hội Quốc gia Việt Nam, cho biết.

viet nam tu ve trong chien tranh thuong mai my trung

Công nhân làm việc tại một xưởng dệt may ở Thuận An, Bình Dương. Nguồn: Brent Lewin/Bloomberg.

Dễ "tổn thương" do phụ thuộc vào xuất khẩu

Sự phụ thuộc vào xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để thúc đẩy tăng trưởng khiến Việt Nam dễ tổn thương trước cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Kinh tế Việt Nam, giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, đang đối mặt với mối đe dọa từ bất ổn tài chính khi giá trị đồng tiền và thị trường chứng khoán đi xuống trong khi lạm phát tăng vọt.

“Thật ngây thơ khi cho rằng Việt Nam sẽ bình an vô sự trong cuộc chiến thương mại toàn cầu. Việt Nam hiện đã hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ cần thận trọng cân nhắc các thiết lập chính sách trong và ngoài nước để bù trừ các rủi ro này”, bà Eugenia Victorino – chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand (ANZ), cho biết.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng nên cân nhắc hạ giá VNĐ so với đồng USD để tăng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam. Đồng tiền Việt Nam, dù đã mất giá hơn 1% trong năm nay và hiện giao dịch ở mức thấp kỷ lục, vẫn đang thể hiện tốt hơn hầu hết đồng tiền khác của châu Á.

“Hạ giá VNĐ có thể hỗ trợ xuất khẩu, nhưng nó cũng sẽ kích thích lạm phát và tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu cho ngành sản xuất trong nước, vì thế chúng ta phải rất thận trọng. Giảm khoảng 2% giá trị VNĐ trong cả năm 2018 là hợp lý”, ông Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhận định.

viet nam tu ve trong chien tranh thuong mai my trung
Nguồn: Bloomberg.

Mối đe dọa từ hàng Trung Quốc

Trong bối cảnh Mỹ liên tiếp đe dọa đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam lo ngại các sản phẩm của Trung Quốc, như dệt may, da giày và đồ nội thất, sẽ tràn ngập thị trường trong nước. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết bộ đang chuẩn bị đối phó với tình huống này.

Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu đến 57 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Ông Lực và ông Khôi cùng cho rằng, các bộ ngành nên hợp tác để đề ra các giải pháp phi thuế quan nhằm hạn chế lượng lớn hàng Trung Quốc chảy vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa tại biên giới và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng.

Cắt giảm chi phí cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bằng cách giảm số giấy phép và thủ tục, cũng như giúp họ tìm kiếm các thị trường mới, cũng là một giải pháp, ông Nguyễn Anh Dương - Phó trưởng Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho biết.

Xuất khẩu, vốn chiếm đến 102% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm ngoái, vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua cả Singapore và Philippines.

Việt Nam - Trung tâm sản xuất mới

Việt Nam đã chuyển mình thành một trung tâm sản xuất quy mô lớn. Chỉ riêng các lô hàng xuất khẩu của Công ty Điện tử Samsung đã chiếm đến khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu 227 tỷ USD của Việt Nam trong năm ngoái.

Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vốn đã “hạ nhiệt” còn 6,8% trong quý II. Chính phủ từng cảnh báo tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục đi xuống trong nửa cuối năm nay.

Xem thêm

Trường Giang