Trung Quốc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc vì dấu hiệu mới về sự chậm lại của nền kinh tế
Các biện pháp này gồm cả giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và công ty tư nhân, theo thông báo trên trang web chính phủ trích dẫn lời của ông Lý Khắc Cường.
Trung Quốc đã hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc 4 lần trong năm 2018 để tăng quĩ giúp các ngân hàng cho vay nhiều hơn, và các chuyên gia phân tích dự báo sẽ có thêm 3 - 4 lần giảm nữa trong năm nay, bắt đầu từ quí hiện tại.
Bắc Kinh cũng tiến hành các điều chỉnh phản chu kì của chính sách vĩ mô và tiếp tục giảm thuế, phí.
Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại cuộc họp với các quan chức ngân hàng và bảo hiểm sau khi ghé thăm Bank of China, Industrial and Commercial Bank of China và China Construction Bank.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters., |
Thứ Hai (31/12/2018), Trung Quốc công bố hoạt động sản xuất giảm trong tháng 12, đánh dấu đợt giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm. Theo đó nhấn mạnh những thách thức Bắc Kinh phải đối mặt khi đang tìm cách kết thúc cuộc chiến thương mại với Washington và giảm rủi ro nền kinh tế tiếp tục chậm lại trong năm 2019.
Các đơn đặt hàng nhà máy mới, một chỉ số của hoạt động sản xuất trong tương lai, tiếp tục suy yếu. Điều này gợi ý các điều kiện kinh doanh tại Trung Quốc có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi phục hồi.
Ngoài hàng loạt các biện pháp hỗ trợ của ngân hàng trung ương, chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để kích thích nhu cầu và đầu tư đang suy yếu, dù động thái này sẽ cần một thời gian mới có thể triển khai.
Bắc Kinh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của 2018 với mục tiêu khoảng 6,5% trong năm nay, giảm từ mức 6,9% của năm 2017.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nhận thấy sự suy thoái sẽ tiếp diễn trong năm nay, với tăng trưởng hạ nhiệt xuống dưới ngưỡng 6%, ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ.
"Nền kinh tế đang yếu và các biện pháp kích thích cần phải nhanh chóng triển khai", chuyên gia kinh tế tại ING cho biết trong đầu tuần này.
Xem thêm |