Tin tức Thời sự ngày 10/7: TGĐ ACV ký 104 quyết định nhân sự chứ không phải 76, BOT vỡ trận vì 'chiêu bài' của ngân hàng
1. Nhiều cán bộ chủ chốt Đà Nẵng đồng loạt nghỉ hưu
Ngày 10/7, báo chí đưa tin nhiều cán bộ chủ chốt là thành ủy viên tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã chính thức nghỉ hưu.
Theo đó, đã có hàng loạt thành ủy viên nghỉ hưu và thời gian tới số lượng cán bộ tham gia Ban chấp hành sẽ tiếp tục ít đi. Các nhân tố lãnh đạo trẻ, mới sẽ đảm nhận vị trí của các vị về hưu này.
Cụ thể những người về hưu gồm: bà Nguyễn Thị Thanh Hưng (thành ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH); ông Phùng Tấn Viết (thành ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao); ông Trần Văn Nam (Thành ủy viên, Giám đốc ĐH Đà Nẵng); ông Nguyễn Thanh Hoàng (Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng).
Nguồn tin cho hay những người này đều nghỉ hưu đúng tuổi. "Đến tuổi nên họ về hưu thôi. Tới đây trong Ban chấp hành về hưu khá nhiều”.
Theo nguồn tin này, năm 2019 một số cán bộ chủ chốt khác cũng nghỉ hưu trong đó có cả các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy. Đầu năm 2019, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cũng chính thức nghỉ hưu...
2. 'Nhiều cán bộ nghỉ hưu được mời đến làm rõ vụ bán đất vàng của Sabeco'
Lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết Bộ Công Thương đang xem xét vụ việc Sabeco bán đất vàng tại TP.HCM, trong đó nhiều cán bộ đã nghỉ hưu cũng được mời đến để làm rõ.
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công Nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có dấu hiệu bán rẻ khu đất vàng rộng 6.000 m2 của mình tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).
Tuy nhiên, ông Hoài cho biết hiện nay Bộ Công Thương chưa có kết luận và thông báo chính thức về vụ việc mà mới trong quá trình xem xét lại. Ông nhấn mạnh đây là một vụ việc phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ, cơ quan chức năng phải rà soát, tìm kiếm tài liệu.
Cục trưởng Cục Công nghiệp cũng tiết lộ nhiều cán bộ đã về hưu liên quan đến vụ việc đã được mời đến để phục vụ công tác xem xét.
“Vụ việc trải qua nhiều thời kỳ, nhiều pháp nhân khác nhau. Có những tài liệu 10 năm, từ năm 2007 nên phải rà soát lại. Cán bộ Sabeco, của Bộ Công Thương trực tiếp xử lý cũng đã nghỉ hưu. Có những cán bộ về hưu 3-4 năm nay đều được mời đến”, ông Hoài nói...
3. Tổng giám đốc ACV ký 104 quyết định nhân sự chứ không phải 76
Trước khi về hưu, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký 104 quyết định bổ nhiệm nhân sự chứ không phải 76 quyết định như phía đơn vị này khẳng định trước đó.
Vị tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đó chính là ông
Mạnh Hùng, người sẽ chính thức về hưu từ giữa tháng 7/2018.
Trước đó báo chí thông tin, chỉ trong một thời gian ngắn trước khi nghỉ hưu, ông Hùng đã gây xôn xao khi ký 76 quyết định bổ nhiệm trưởng, phó phòng trong ACV.
Tuy nhiên, trả lời Tuổi Trẻ Online ngày 9-7, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chánh văn phòng ACV, cho biết, có đến 104 nhân sự ACV được bổ nhiệm từ tháng 4 đến 6-2018, trong đó 76 trưởng, phó phòng nói trên nhận nhiệm vụ từ ngày 1-7.
Cụ thể, ACV bổ nhiệm điều động chức vụ tương đương do thay đổi về cơ cấu tổ chức và tên gọi gồm 15 trường hợp, trong đó 3 cán bộ cấp ban và 12 cán bộ cấp phòng.
Cán bộ được quy hoạch đã được đề nghị từ năm 2016 được bổ nhiệm 53 trường hợp, trong đó 3 cán bộ cấp Ban; 20 cán bộ cấp phòng và trung tâm, 30 cán bộ cấp đội.
Chỉ có 36 nhân sự bổ nhiệm mới và đều nằm trong quy hoạch.
4. BOT vỡ trận vì 'chiêu bài' của ngân hàng
Một dự án BOT có nhiều ngân hàng tham gia tài trợ vốn tín dụng tưởng chừng là tốt, nhưng thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại, khi đã có dự án phá sản nguồn vốn vay vì rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”. Cách đây 2 năm nhiều nhà thầu ký hợp đồng đã tìm gặp Lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, nói trong nước mắt: “Nếu các anh không ra tay cứu, hàng ngàn công nhân của chúng tôi sẽ mất việc, nhiều tỷ đồng sẽ mất trắng”.
Gần hai năm sau ngày khởi công (từ tháng 7/2015 – 5/2017), nhà đầu tư dự án vẫn không thể nào vay được vốn để thực hiện dự án, dù ngay từ năm 2015 đã có tới 3 nhân hàng cam kết giải ngân 8.700 tỷ đồng cho Dự án, gồm: BIDV (5.000 tỷ đồng), Agribank (3.000 tỷ đồng) và TPBank (700 tỷ đồng).
Về lý thuyết, tưởng như khi có tới 3 ngân hàng hợp vốn, thì nhà đầu tư chỉ việc chú tâm giải quyết những phần việc còn lại. Nhưng những lời cam kết ấy lại khiến nhà đầu tư rơi vào miệng hố rủi ro.
Lý do là bởi chỉ cần một trong 3 ngân hàng chậm trễ hoặc thay đổi quan điểm, thay đổi kế hoạch kinh doanh, hoặc không đồng thuận với 2 ngân hàng còn lại khi đánh giá về chủ đầu tư thì dự án rơi vào bế tắc...
Trong giai đoạn u ám hiện nay của kinh tế toàn cầu thì Việt Nam là nơi mà người ta có thể nhìn thấy tia sáng hy vọng, theo nhận định trên Nikkei Asia Review.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với quy mô dân số ngày càng lớn, chỉ số niềm tin cao và tình hình chính trị ổn định. Nhờ những khoản đầu tư lớn từ các công ty đa quốc gia như Samsung Electronics hay Nestle, Việt Nam dần trở thành công xưởng lớn của thế giới, điều kiện sống của người dân theo đó cũng được cải thiện. Tháng 5, Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm đối với nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam lên BB.
Tuy nhiên, từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khai hỏa cho cuộc chiến thương mại lớn nhất lịch sử kinh tế, đà tăng trưởng của thế giới đã không còn suôn sẻ như trước. Vậy, liệu một nền kinh tế châu Á với quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhưng lại rất mở cửa như Việt Nam có thể tồn tại dưới những đòn tấn công và phản công liên tục từ Mỹ và Trung Quốc hay không? Chưa kể đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đang dần thắt chặt chính sách tiền tệ. Giới đầu tư rõ rang có lý do để nghi ngờ rằng mức tăng trưởng GDP quý II 6,8% của Việt Nam có thể đã bị thổi phồng...
6. TP HCM nhắm GRDP tăng 8,3 - 8,5% trong năm nay
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến tại kỳ họp HĐND sáng nay về nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2018 cho biết, trong 6 tháng đầu năm tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của thành phố tăng 7,86%, thu ngân sách đạt gần 48,7% dự toán, trong đó phần thu nội địa khả quan với mức tăng 11,7% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, đầu tư trong và ngoài nước tại TPHCM trong nửa đầu năm nay đều cho kết quả khả quan, đặc biệt số lượng dự án đầu tư nước ngoài FDI tại thành phố tăng cao so với cùng kỳ, môi trường đầu tư được cải thiện.
Trong năm nay, TPHCM đề ra một số chỉ tiêu tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,3-8,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP; thu ngân sách đạt 100% dự toán (thu ngân sách năm 2017 là 347.882 tỉ đồng và chỉ tiêu thu năm 2018 đạt 376.780 tỉ đồng); thành lập mới 46.000 doanh nghiệp...