Startup trồng cây trong nhà 'kiểu mới' nhận 200 triệu USD vốn đầu tư
Startup trồng cây trong nhà 'kiểu mới' nhận 200 triệu USD vốn đầu tư |
Startup trồng cây trong nhà "kiểu mới" Plenty vừa nhận được 200 triệu USD vốn đầu tư từ hãng công ty Nhật SoftBank để nhân rộng quy mô ra toàn cầu, Bloomberg cho biết.
Theo nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Plenty, Matt Barnard, sản phẩm của công ty là “siêu hữu cơ” - tức trên cả hữu cơ, bởi không sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại hoá chất nào trong quy trình trồng trọt.
Khác với các đối thủ nông nghiệp công nghệ cao thường trồng cây trên các giá kệ, Plenty dùng các cột cao hơn 9m xếp theo hàng và trồng thảm cây từ trên xuống dưới. Chất dinh dưỡng và nước nhỏ giọt xuống cột đều nuôi cây trồng.
Hệ thống kiểm soát có kết nối Internet bên trong trang trại trong nhà của Plenty cung cấp các loại ánh sáng, thành phần không khí, độ ẩm và dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Plenty cho biết mô hình này cho năng suất gấp 350 lần nông trại truyền thống và chỉ với 1% nước.
Plenty cho biết có thể trồng nhiều loại cây trên mỗi mét vuông hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời, sử dụng ít năng lượng hơn nhờ tận dụng lực hấp dẫn thay vì phương pháp bơm để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Các nhà khoa học của Plenty cũng tìm ra cách loại bỏ nhiệt dư thừa phát ra từ đèn LED với chi phí thấp - vấn đề nhiều đối thủ gặp phải.
“Chúng tôi hoạt động theo nguyên tắc vật lý hơn là đảo ngược nó, nhờ thế tiết kiệm được chi phí” Barnard nói.
Hiện tại, Plenty có thể trồng mọi loại rau, ngoại trừ cây ăn quả và rau củ. Sản phẩm của công ty được bán ra với mức giá cạnh tranh so với rau hữu cơ thông thường.
Plenty sẽ bắt đầu phân phối sản phẩm tại San Francisco trong năm nay và lên kệ tại một số các siêu thị và bán trực tuyến trong năm tới. Ra đời năm 2014, đến nay, Plenty có hai nông trại, một ở trụ sở chính phía nam San Francisco và một ở Laramie, Wyoming.
Theo Bloomberg, đây là startup nông nghiệp nhận được vốn đầu tư từ Softbank, công ty của tỷ phú Nhật Masayoshi Son. Thời gian gần đây, Softbank liên tục rót vốn vào các startup trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là công nghệ và Internet.
Tham gia vòng gọi vốn này của Plenty, ngoài Son còn có các tỷ phú công nghệ Eric Schmidt của Google và Jeff Bezos của Amazon thông qua các công ty đầu tư Innovation Endeavors và Bezos Expeditions.
Son cho biết đặc biệt quan tâm đến việc Plenty có thể giúp đỡ các quốc gia sản xuất đủ lương thực để cung cấp cho người dân của mình, đặc biệt ở Trung Đông - nơi thường xảy ra hạn hán, thiếu đất canh tác gây ra nguy cơ thiếu lương thực và bất ổn chính trị. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu nhiều lương thực và mất đất nông nghiệp sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011.
Sonny Ramaswamy, Giám đốc Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết nông nghiệp trong nhà sẽ đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung trong bối cảnh đất canh tác ngày càng thu hẹp.
Ngoài Plenty, nhiều mô hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao như Aerofarms, BrightFarms, Bowery Farming và Freight Farms cũng nhận được vốn đầu tư lớn nhằm nhân rộng mô hình và cung cấp rau quả an toàn, chất lượng và có giá rẻ hơn cả sản phẩm hữu cơ.
Tổng Giám đốc công nghệ Uber: Làm startup đừng sợ thất bại Theo ông Thuận Phạm, Tổng Giám đốc công nghệ Uber toàn cầu, cộng đồng khởi nghiệp phải luôn hướng đến sự thay đổi, chớp lấy ... |
Startup phải xây dựng thương hiệu càng sớm càng tốt Giai đoạn khởi nghiệp chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng thương hiệu, xác lập danh tiếng của startup. Việc làm ... |
Mạng xã hội hỏi đáp bằng video của startup Việt Tomo - mạng xã hội chia sẻ kiến thức, thảo luận, trò chuyện bằng các video ngắn không quá 60 giây dựa trên nền tảng ... |