'Sell in May', nỗi ám ảnh thực sự diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 5
"Sell in May" đã xuất hiện sau 3 năm tăng điểm
Kết thúc tháng 5, các chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm. VN-Index đạt 971,25 điểm, giảm hơn 79 điểm so với đầu tháng, tương ứng hơn 7,5%. HNX-Index đạt 114,91 điểm, giảm 6,5% và UPCoM-Index đạt 52,76 điểm, giảm gần 7%. Đáng chú ý, ngày 28/5, VN-Index rơi xuống vùng thấp nhất trong năm với 931,75 điểm.
Ngược lại thời gian, sau năm 2014 giảm thì 3 năm kế tiếp 2015, 2016, 2017, VN-Index đều trong trạng thái tăng điểm vào tháng 5. Đặc biệt sau tháng 5/2017, VN-Index bước vào giai đoạn bùng nổ và leo lên đỉnh vào đầu tháng 4/2018.
Diễn biến chỉ số VN-Index tính từ năm 2015 đến nay (Nguồn: VNDirect) |
Ước tính giá trị vốn hóa toàn thị trường "bay" khoảng 2.730 tỷ đồng, đây là một con số rất đáng kể khi trong tháng 5, sàn HOSE đón nhận thêm sự hiện diện của cổ phiếu VHM (CTCP Vinhomes) với giá trị vốn hóa cao nhất cả ba sàn lên tới khoảng 308.000 tỷ đồng.
Top 10 DN vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán tính đến hết tháng 5/2018 |
Bluechips giảm mạnh, kéo theo hệ lụy giảm của thị trường
Theo thông kê, các cổ phiếu bluechips có xu hướng giảm đáng kể, kéo theo vốn hóa thay đổi. Một số mã như VRE (CTCP Vincom Retail) hay VJC (CTCP Hàng không Vietjet) không còn nằm trong top 10 vốn hóa trên HOSE tính đến hết tháng.
Trong đó, cổ phiếu VJC giảm tới hơn 20% giá trị và thậm chí đã bị một số mã như VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) hay HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát) vượt mặt. Điều tồi tệ cũng đến với VRE khi cổ phiếu này rơi về vùng đáy kể từ khi niêm yết.
Diễn biến giá cổ phiếu VRE từ khi niêm yết đến nay (Nguồn: VNDirect) |
Các mã ngân hàng lớn như BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) và CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) đều giảm trong tháng 5 bên cạnh loạt mã ngân hàng khác. BID giảm mạnh nhất với 19%. Tất nhiên ngoài hiệu ứng chung của thị trường thì nhóm này đã ghi nhận xu hướng giảm từ giữa tháng 4 sau đợt tăng mạnh khá dài trước đó.
Khi 'gió' đổi chiều với cổ phiếu ngân hàng |
Tháng 5, phần nào các thông tin về kết quả kinh doanh hay kế hoạch trong năm được hé lộ và phản ánh vào kì vọng của giới đầu tư thì các tin đồn bên lề trở thành "kẻ hủy diệt" cổ phiếu.
Tiêu biểu nhất là trường hợp của VND (CTCP Chứng khoán VNDirect) khi mã này giảm tới 27% trong tháng, chấm dứt mọi nỗ lực tăng xuyên suốt từ đầu năm. Thông tin thiếu tích cực bắt nguồn từ xôn xao thông tin VND có quan hệ với HomeDirect, đơn vị liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Diễn biến giá cổ phiếu VND từ đầu năm đến nay (Nguồn: VNDirect) |
Thanh khoản giảm và hiệu ứng call margin
Điểm đáng chú ý là thanh khoản trong tháng vừa qua có xu hướng giảm đáng kể khi xuất hiện nhiều phiên chỉ giao dịch ở mức 5.000 - 6.000 tỷ đồng. Sự thận trọng qua đó thể hiện rõ khi các nhà đầu tư trở nên bi quan sau giai đoạn tăng chững lại, niềm tin vào thị trường giảm sút. "Sell in May and go away" trở thành khái niệm chính xác những gì đã xảy ra.
Thống kê cho thấy, tháng 5 là tháng có thanh khoản thấp nhất từ đầu năm cả về khối lượng và giá trị. Giá trị khớp lệnh ở mức thấp nhất nhưng giá trị thỏa thuận lại ở mức cao nhất, tuy nhiên phần lớn đến từ cổ phiếu VHM, phiên thỏa thuận kỉ lục 18/5 với hơn 30.700 tỷ đồng.
Bảng thống kê giá trị giao dịch trên HOSE |
Call Margin cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến thị trường. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thống kê dư nợ giao dịch ký quỹ tăng từ đầu năm nhưng từ cuối tháng 4 bắt đầu có xu hướng giảm và vẫn trong kiểm soát. Tại ngày 18/5, dư nợ giao dịch ký quỹ là gần 43.000 tỷ đồng, giảm 11,5% so với giữa tháng 4 nhưng vẫn tăng 11,4% so với cuối năm 2017.
Vay margin chứng khoán đạt gần 43.000 tỉ đồng |
Khối ngoại rút vốn khỏi thị trường trong "hình hài" mua ròng?
Cả tháng 5, khối ngoại mua ròng mua trên HOSE hơn 22.500 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng dai dẳng trong cả tháng với nhiều phiên lên tới hàng trăm tỷ đồng, tập trung nhiều vào các bluechips như VIC, HPG hay VNM ...
Suốt tháng, chỉ 2 phiên trên sàn được mua ròng vào các ngày 10 và 18/5 nhưng đều là những giao dịch đột biến từ các mã như VHM (gần 28.550 tỷ đồng) hay VIS (gần 1.150 tỷ đồng). Theo hướng tích cực, trường hợp của VHM là một điểm nhấn trong tháng khi tạo nên một dấu ấn đậm nét trong việc hiện thực hóa phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trong lịch sử tại thị trường Việt Nam.
Điểm cần lưu ý đến từ nước ngoài khi tình hình chính trị trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp mà gần nhất là khủng hoảng tại Italy hay các động thái của Tổng tống Trump về mối quan hệ với Triều Tiên và việc áp thuế lên EU, Mexico, Canada. Qua đó khiến thị trường chứng khoán thế giới biến động.
Một điểm nữa đến từ việc tăng lãi suất khiến nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng rút vốn. Điển hình cho việc này đến từ quốc gia láng giếng Malaysia khi tại ngày 19/5, dòng vốn nước ngoài rót vào thị trường Malaysia đã giảm xuống còn hơn 10 triệu USD, từ mức 937 triệu USD ngày 30/4.
Xem thêm |