|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sau trận cuồng phong, trời lại sáng với ngành thép thế giới

16:13 | 31/05/2018
Chia sẻ
Lợi nhuận của ngành thép thế giới đang ở mức cao nhất 10 năm qua nhờ đợt cải cách nguồn cung tại Trung Quốc cũng như sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
sau tran bao troi lai sang voi nganh thep the gioi Sốc: Mỹ tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
sau tran bao troi lai sang voi nganh thep the gioi Mỹ tiếp tục tìm cách hạn chế nhập khẩu thép, nhôm từ EU

Không lâu trước đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động. Nguyên nhân là nguồn cung thép dư thừa ở mọi nơi, giá mặt hàng này liên tục giảm mạnh, lợi nhuận của các tập đoàn thép lớn như ArcelorMittal của Luxembourg, US Steel hay Posco của Hàn Quốc theo đó cũng bị “ăn mòn”.

Các khoản lỗ bủa vây, giá cổ phiếu lao dốc và hàng nghìn công nhân bị sa thải ngay trong đợt khủng hoảng này. Đây được đánh giá là “cơn bão” mạnh nhất của ngành thép thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

sau tran bao troi lai sang voi nganh thep the gioi
Có thể nhìn thấy rõ nhất sự phục hồi của ngành thép thế giới thông qua kết quả kinh doanh gần đây của nhiều doanh nghiệp. (Nguồn: Reuters)

Ngành thép bắt đầu phục hồi

Tuy nhiên, hơn hai năm sau đó đến nay, đám mây đen bao trùm ngành thép đã dần tan biến. Tất cả là nhờ công cuộc cải cách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc và đà tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu. Giá thép đã tăng trở lại, đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất lên cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây, giới phân tích cho biết.

Có thể nhìn thấy rõ nhất sự phục hồi của ngành thép thế giới thông qua kết quả kinh doanh quý I/2018 của Tập đoàn ArcelorMittal, doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới về sản lượng. Quý I/2018 được ghi nhận là quý mang về lợi nhuận lớn nhất cho Tập đoàn kể từ năm 2011, với lợi nhuận lõi tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mảng kinh doanh thép tại châu Âu của Tập đoàn công nghiệp ThyssenKrupp (Đức) cũng ghi nhận lợi nhuận 6 tháng gần nhất tăng gấp ba lần. Tập đoàn JFE và Nippon Steel & Sumitomo Metal tại Nhật Bản cũng ghi nhận lợi nhuận hàng năm tăng trưởng mạnh.

“Nguồn cung và nhu cầu trên thị trường thép toàn cầu đang rất tích cực. Quan điểm của chúng tôi về triển vọng ngành thép trong những tháng còn lại của năm 2018 ngày càng tươi sáng hơn,” Giám đốc Quan hệ đầu tư Daniel Fairclough của ArcelorMittal cho hay.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đang cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất sản xuất để đối phó với hậu quả từ đợt khủng hoảng năm 2015 – 2016. Cùng với sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô, lợi nhuận của khối doanh nghiệp thép toàn cầu đã lên cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, theo giới phân tích tại Tập đoàn tài chính Jefferies (Mỹ).

Thời kỳ tăng trưởng sẽ kéo dài bao lâu?

Tuy nhiên, trong một ngành luôn tăng trưởng theo chu kỳ với số lần suy thoái còn nhiều hơn số lần tăng trưởng trong thời gian gần đây, giới đầu tư vẫn đang băn khoăn liệu thời kỳ tăng trưởng này sẽ kéo dài bao lâu.

Để trả lời cho câu hỏi hóc búa này, cần phải nhìn vào Trung Quốc, quốc gia sản xuất ra một nửa lượng thép của thế giới và theo đó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến ngành thép thế giới.

Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ thép nội địa suy yếu, các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc bị cáo buộc đã bán một lượng lớn thép dư thừa ra thị trường thế giới ở mức giá rẻ mạt. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi hoạt động xây dựng và sản xuất tại nước này bắt đầu phục hồi, và chính phủ yêu cầu đóng cửa các nhà máy thép lạc hậu hoặc trái phép.

“Các hãng sản xuất thép đang dần có biên lợi nhuận tốt tại Trung Quốc. Điều này chưa từng xảy ra trong vài năm gần đây, và nó cũng đồng nghĩa là Trung Quốc đã giảm xuất khẩu thép ra nước ngoài,” chuyên gia phân tích Alex Griffiths tại Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết.

Năm 2015, khối lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc đạt đỉnh 110 triệu tấn nhưng con số này giảm 1/3 xuống còn 73,3 triệu tấn trong năm 2017. Trong khi đó, tổng sản lượng thép của Mỹ năm ngoái.

Việc chính phủ Trung Quốc hạn chế sản xuất thép giúp lấy lại thế cân bằng cho thị trường thép. Có thể thấy rõ điều này thông qua giá thép của từng quốc gia, giới phân tích cho biết. Từ sau khi rớt xuống đáy, giá thép cuộn cán nóng đã tăng gần gấp đôi tại Đức, tăng 2,5 lần tại Mỹ, theo số liệu của Công ty tư vấn CRU.

sau tran bao troi lai sang voi nganh thep the gioi

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất thép chính là chênh lệch giữa giá bán thành phẩm và chi phí vật liệu thô đầu vào. Con số này ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang cao hơn nhiều các mức trung bình trong lịch sử, và dự báo sẽ duy trì ở mức hiện tại trong dài hạn, theo dự báo của Jefferies.

“Chúng tôi cho rằng tương lai của ngành thép sẽ khả quan hơn trước đây nhưng sẽ tệ hơn hiện tại. Câu hỏi đáng bàn ở đây là đâu sẽ là trạng thái bình thường mới? Giá sẽ giảm tới mức nào?” chuyên gia phân tích Seth Rosenfeld tại Jefferies cho biết.

Rủi ro tiềm ẩn của ngành thép

Đã qua nhiều năm nhưng ngành thép vẫn chưa thể xóa bỏ được “lời nguyền” dư thừa sản lượng, vì các doanh nghiệp đua nhau sản xuất để giành đơn hàng và trang trải chi phí hoạt động cố định cao. “Đây là rủi ro lớn nhất và sẽ luôn là như vậy cho tới khi nó được giải quyết,” chuyên gia phân tích Carsten Riek tại Ngân hàng UBS cho biết. Bất chấp những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng dư thừa năng suất thép, vẫn có những nghi ngờ về độ sâu và tốc độ của chương trình tái cơ cấu tại Trung Quốc.

Một mối đe dọa khác của ngành thép là tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Những tưởng mối quan hệ này sẽ sớm được bình thường hóa trở lại khi cả hai bên đều đã cử phái đoàn đại diện gặp nhau để đàm phán nhưng mới đây, Nhà Trắng lại tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD, đồng thời hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp công nghệ cao Mỹ. Mâu thuẫn thương mại giữa hai cường quốc này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép trên toàn cầu, chuyên gia phân tích Griffiths tại Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Wood Mackenzie cho biết.

“Rủi ro lớn nhất, điều mà các khách hàng của chúng tôi đang nói đến, không chỉ là quy định thuế nhập khẩu đối với thép mà là nguy cơ nhiều mặt hàng khác cũng sẽ bị áp thuế và chiến tranh thương mại Trung Quốc – Mỹ sẽ bùng nổ, ” ông nói.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vũ Thắng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.