|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ông Trump nhận được gì khi cô lập Mỹ với các đồng minh lớn?

20:30 | 08/06/2018
Chia sẻ
Không chỉ các đối thủ thương mại như Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn quay lưng cả với các đồng minh truyền thống thân cận nhất của Mỹ bằng tuyên bố đánh thuế quan đối với thép, nhôm từ những quốc gia này. Vậy ông Trump nhận lại được gì từ quyết định của mình?
ong trump nhan duoc gi khi co lap my voi cac dong minh lon Ngành thịt heo Mỹ lần nữa chao đảo vì sự quay lưng của các đồng minh lớn

Sự trả đũa từ các đồng minh lớn

Hôm 31/5, chính quyền Washington đã chính thức áp thuế nhập khẩu lên sản phẩm nhôm, thép lên ba đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, gồm Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU). Động thái này của Mỹ đã dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Trước đó, Canada, Mexico và EU nằm trong số các đối tác thương mại được Mỹ miễn trừ sắc thuế trên trong thời gian quốc gia này theo đuổi các vòng đàm phán để tìm ra giải pháp cho ngành nhôm, thép nội địa. Hạn chót của các vòng đàm phán này là ngày 1/6.

Ngay sau quyết định của ông Trump, các đồng minh lớn của Mỹ đã lên tiếng phản đối và đe dọa trả đua với giá trị tương tự bị ảnh hưởng từ thuế suất của ông Trump.

Theo đó, hôm 5/6, chính phủ Mexico đã áp thuế 20% đối với thịt chân và vai heo, táo, khoai tây của Mỹ; và 20 - 25% đối với các loại pho mai và rượu bourbon. Ngoài ra, quốc gia này cũng áp thuế 25% đối với một loạt các sản phẩm thép từ Mỹ.

Trong khi đó, Canada đã trả đũa Mỹ với đề xuất áp thuế quan lên mật phong, một biểu tượng quốc gia và ngành công nghiệp đầy quyền lực tại tỉnh nói tiếng Pháp Quebec. Quốc gia này cũng đề xuất đánh thuế lên hàng loạt hàng hóa Mỹ, từ bút bi, đệm đến giấy vệ sinh.

Còn EU cho biết có thể áp dụng các biện pháp sơ bộ để bảo vệ ngành nhôm và thép của mình, sớm nhất vào tháng 7, dù một cuộc điều tra đầy đủ sẽ mất đến 9 tháng. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), EU có thể áp thuế nhập khẩu “tự vệ tạm thời” trong thời gian tối đa 200 ngày nếu đưa ra kết quả sơ bộ cho thấy nhập khẩu tăng đã khiến hoặc đang đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nhôm, thép của mình.

ong trump nhan duoc gi khi co lap my voi cac dong minh lon
Ảnh minh họa.

Đẩy châu Âu thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga

Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền ông Trump, được công bố vào cuối năm ngoái, kêu gọi cố gắng ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh chiến lược dài hạn, đặc biệt là Trung Quốc và Nga. Và thành phần quan trọng của chiến lược này là các đồng minh và đối tác truyền thống của Mỹ chống lại mối đe dọa do sự mở rộng của Trung Quốc và Nga gây ra.

Tuy nhiên, một số hành động ông Trump đã trực tiếp và gián tiếp mâu thuẫn với mục tiêu đã đưa ra. Thay vì kéo các nước đồng minh châu Âu gần Mỹ hơn, Tổng thống Mỹ đang làm suy yếu nghiêm trọng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và đẩy họ xa hơn, tạo ra cơ hội cho Bắc Kinh và Moscow.

Các quốc gia châu Âu đang tăng cường tiếp cận Nga và Trung Quốc trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ kinh doanh và gây áp lực lên ông Trump.

Một ví dụ điển hình là khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Wang Yi gặp Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại bà Federica Mogherini ở Brussels vào tuần trước, cả hai đã đồng ý tăng cường hợp tác và bảo vệ chủ nghĩa đa phương. Thủ tướng Angela Merkel đã chọn lập trường hòa giải với Trung Quốc trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh.

Theo bà Merkel, cả Đức và Trung Quốc đều ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ với hy vọng mở cửa thị trường Trung Quốc nhiều hơn cho xuất khẩu của Đức. Nếu châu Âu xem Trung Quốc như một đối tác trong việc bảo vệ thương mại đa phương chống lại ông Trump, việc thực hiện một cách tiếp cận chặt chẽ đối với Bắc Kinh về các vấn đề cụ thể có thể trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg. Và trong chuyến công du, khoảng 50 hợp đồng mới đã được ký kết giữa các công ty Pháp và Nga, trong đó có thỏa thuận giữa công ty năng lượng Nga Novatek và Total, đã bị buộc phải dừnghoạt động kinh doanh tại Iran do lệnh cấm vận của Mỹ.

Mặc dù điều này có thể không đủ để xoa dịu hoàn toàn, nhưng những sự kiện như vậy vẫn giúp Nga có ảnh hưởng lớn hơn ở châu Âu, làm suy yếu sự cô lập ngoại giao của quốc gia này.

Thuế quan có khiến "Nước Mỹ vĩ đại lần nữa"?

Kế hoạch thuế quan của Donald Trump không thể làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trên thực tế, nó chỉ gây hại cho các doanh nghiệp, công nhân và nền kinh tế Mỹ nói chung. Bên cạnh đó, theo bản chất của thuế quan, chúng không thể buộc các quốc gia phải giao dịch nhiều hơn với Mỹ, mua thêm hàng xuất khẩu của Mỹ, hoặc giúp các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Thuế quan là thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu. Bằng cách tăng giá tương đối của hàng hoá nhập khẩu, thuế quan khuyến khích tiêu thụ nhiều hàng hóa cạnh tranh được sản xuất trong nước hơn. Bất cứ ai, cho dù là một cá nhân hay công ty, mua hàng hóa được làm từ những nguyên liệu nhập khẩu, đang phải đối mặt với mức giá cao hơn. Sức mua của họ, và do đó mức sống của họ, giảm đi.

Thứ hai, với việc giảm khối lượng nhập khẩu vào quốc gia, dòng chảy của đồng USD sang quốc gia khác sẽ đi xuống. Vì những đồng USD đó sẽ trở lại nền kinh tế Mỹ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như mua tài sản, cho vay hoặc khi mua hàng xuất khẩu của Mỹ, nhập khẩu giảm nghĩa là giảm FDI và xuất khẩu. Chúng ta không thể tăng xuất khẩu của Mỹ sang một quốc gia mục tiêu bằng cách đánh thuế hoặc các biện pháp trừng phạt khác chống lại quốc gia đó như những gì ông Trump và người ủng hộ ông tin tưởng, dù cuối cùng cũng không nổ ra một cuộc chiến thương mại.

Cuối cùng, thuế quan nói chung không thể làm cho các doanh nghiệp Mỹ trở nên cạnh tranh hơn hoặc có lợi hơn. Thuế quan, theo bản chất của nó, đóng cửa hoặc hạn chế những ý tưởng hiệu quả kinh tế nhất để hoàn thành một mục tiêu, và khiến các công ty Mỹ ít cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp dựa vào hàng hóa nhập khẩu hiện phải đối mặt với mức giá cao hơn cho đầu vào, do đó làm giảm lợi nhuận.

Ngoài ra, họ đang cạnh tranh với các công ty khác như từ Đức, Nga, Anh nhưng không phải đối mặt với những hạn chế hoặc thuế suất như vậy. Kết quả là, các sản phẩm của Mỹ hiện đắt hơn trên thị trường thế giới, khiến hàng hóa của các quốc gia khác trở nên hấp dẫn hơn và làm tổn hại đến xuất khẩu của Mỹ nói chung.

Có thể nói rằng những đe dọa thuế quan của ông Trump không phải "sẽ không" làm cho Mỹ tuyệt vời một lần nữa, mà là "không thể" làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Lyly Cao