Khó có chiến tranh tiền tệ Trung - Mỹ?
Bắc Kinh không công bố thời điểm chính thức diễn ra hội nghị nhưng tờ South China Morning Post cho rằng sự kiện này sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 8 sau khi ông Tập trở về từ chuyến công du Trung Đông và châu Phi.
Ông Deng Yuwen, cựu biên tập viên tờ Study Times, cho rằng bản thân chiến tranh thương mại không phải là trọng tâm của cuộc họp ở Bắc Đới Hà vì giới chức Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm thời gian qua. Thay vào đó, cuộc họp sẽ quan tâm nhiều đến những vấn đề phát sinh từ cuộc chiến này, như tác động đối với chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại và cách điều hành đất nước.
Theo ông Deng, sức ép từ cuộc chiến thương mại với Mỹ buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải suy nghĩ lại về những chiến lược chính, quan hệ song phương và hướng tiếp cận với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà phân tích này dự báo sẽ có thêm những điều chỉnh về chiến lược sau hội nghị Bắc Đới Hà.
Giá trị đồng nhân dân tệ vừa giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 1 nămẢnh: Zuma Press |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, được Bắc Kinh gọi là "lớn nhất trong lịch sử kinh tế", chính thức bắt đầu 2 tuần trước. Mỹ khơi mào bằng cách áp thuế 25% lên 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến biện pháp trả đũa tương xứng từ Bắc Kinh. Trong lúc chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột này sẽ xuống thang thời gian tới, đã xuất hiện nỗi lo về một cuộc chiến tiền tệ.
Theo đài CNN, giá trị đồng nhân dân tệ (NDT) hôm 19-7 giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 1 năm. Tính trong 3 tháng qua, giá trị đồng NDT đã giảm 8% giữa lúc có những nỗi lo về sự sụt giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và tranh cãi thương mại toàn cầu. Đến ngày 20-7, tỉ giá NDT tiếp tục giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giảm tỉ giá tham chiếu trong ngày mạnh nhất trong 2 năm.
Theo giới phân tích, sự sụt giảm trên diễn ra sau khi PBOC tỏ dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận một đồng NDT yếu hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Một bước đi như thế có thể hỗ trợ ngành công nghiệp xuất khẩu khổng lồ của Bắc Kinh đối phó với các mức thuế mới của Washington: sản phẩm Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người mua nào thanh toán bằng USD. Điều này có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý II kém ấn tượng với tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong gần 2 năm qua (6,7%).
Dù vậy, một số chuyên gia nhận định Trung Quốc nhiều khả năng không sử dụng NDT làm vũ khítrong cuộc chiến thương mại vì tổn thất có thể không nhỏ chút nào. Hồi năm 2015 và đầu năm 2016, sự sụt giảm mạnh của giá trị NDT khiến các thị trường Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung rơi vào hỗn loạn. Ngoài ra, một động thái như thế chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ, nhất là khi chính quyền ông Trump lâu nay cáo buộc Trung Quốc cố tình kìm giữ giá trị NDT ở mức thấp để hỗ trợ xuất khẩu.