|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 16/3: Quay trở lại mức 95.000 đồng/kg ngày cuối tuần

06:00 | 16/03/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (16/3) đồng loạt tăng 500 đồng/kg. Giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch tiếp đà tăng mạnh trên hai Sàn TOCOM và SHFE.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tăng trở lại 500 đồng/kg, hiện giá giao dịch dao động trong khoảng 93.000 - 95.000 đồng/kg. 

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng điều chỉnh giá tiêu lên chung mức 93.000 đồng/kg.

Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước nâng giá tiêu lên mức cao nhất là 95.000 đồng/kg. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

95.000

+500

Gia Lai

93.000

+500

Đắk Nông

95.000

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

95.000

+500

Bình Phước

95.000

+500

Đồng Nai

93.000

+500

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 15/3 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,26%, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 14/3

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/3

Ngày 15/3

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.180

4.169

-0,26

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.100

3.100

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok giảm 0,26%, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/3

Ngày 15/3

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.187

6.171

-0,26

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) mới đây dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2024 tiếp tục giảm 1,1% tương đương 6.000 tấn, chủ yếu là do sản lượng giảm tại Việt Nam. Trong khi, IPC dự báo sản lượng tăng tại Brazil và Ấn Độ dù vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng tiêu với mức thay đổi không đáng kể.

Với Brazil, vụ thu hoạch tiêu ở bang Para của Brazil đã kết thúc. Sản lượng hồ tiêu của Brazil năm 2023 đạt 95.000 tấn và dự báo tăng lên 105.000 tấn trong năm 2024. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn khá sớm để dự báo sản lượng năm 2024 nếu vấn đề thời tiết tiếp tục tái diễn như năm 2023 sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mùa vụ 2024, như vùng Para đang bị khô hạn. Lượng hồ tiêu hữu cơ của Brazil hiện ước đạt 600 tấn mỗi năm.

“Sức ép của suy giảm nguồn cung sẽ tác động tích cực lên giá. Điều này tạo động lực cho bà con đầu tư nhiều hơn cho vườn tiêu”, bà Liên nói. 

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc của Prosi Thăng Long, cho biết nhu cầu hạt tiêu trên thế giới luôn lớn. Sau thời gian dài thị trường tiêu đi xuống ở giai đoạn trước, các nhà nhập khẩu không tích luỹ nhiều. Do đó, hiện tại họ tăng cường nhập khẩu trở lại vì sợ rằng giá sẽ còn tăng thêm trong khi nguồn cung ở các nước đều giảm.

Hai yếu tố này cùng lúc sẽ tác động đến giá trong thời gian tới. Nếu giá tiêu tại Việt Nam tăng, các nước khác cũng sẽ tăng theo, bà cho hay.

Mặc dù vậy, với kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng trong một tháng tới, nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng giá tiêu có thể ổn định trong ngắn hạn, thay vì tăng đột biến như tháng 12 năm ngoái. 

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2024 tăng 2,49% lên mức 357 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2024 được điều chỉnh xuống mức 14.760 nhân dân tệ/tấn, tăng 3,29%.

Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá cao su tự nhiên đã tăng 3,85% từ đầu năm tới nay lên 162 USD/kg. Tuy nhiên, tính từ thời điểm bắt đầu đà hồi phục là ngày 16/8/2023, giá cao su tự nhiên đã tăng tới 27,6%.

Những mức tăng này được thúc đẩy bởi doanh số bán ô tô đang bùng nổ ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), trong nửa đầu năm ngoái, doanh số bán ô tô mới chủ yếu dao động ở mức thấp 2 triệu xe mỗi tháng. Nhưng trong tháng 11/2023, doanh số bán hàng đã tăng 27,4% so với một năm trước đó lên 2,97 triệu xe, sau đó lên 3,15 triệu vào tháng 12/2023, tăng 23,5%.

Đặc biệt, doanh số hàng tháng của các phương tiện sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc, một danh mục bao gồm xe điện, lần đầu tiên đạt 1 triệu chiếc vào tháng 11/2023.

Doanh số bán ô tô tăng cao thúc đẩy nhu cầu cao su tự nhiên. Theo Michelin, vào tháng 12/2023, nhu cầu lốp dành cho xe mới của Trung Quốc đã tăng 30% so với một năm trước đó, Tinnhanhchungkhoan.vn đưa tin.

Shinichi Kato, Chủ tịch văn phòng phân phối cao su Shinichi Kato cho biết: “Nhu cầu lốp xe của Trung Quốc có dấu hiệu chạm đáy trong tháng 12…Các nhà máy địa phương đang chuyển sang tăng cường sản xuất lốp xe”.

Tại Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, giá cao su tự nhiên tiếp tục tăng do lo ngại về điều kiện thời tiết khắc nghiệt do Cơ quan Khí tượng Thái Lan dự báo. Cơ quan này cảnh báo rằng thời tiết bất lợi có thể làm gián đoạn việc sản xuất và thu hoạch cao su tự nhiên tại các vùng sản xuất cao su tự nhiên trọng điểm của nước này. Trong khi đó, Malaysia và Indonesia, những nước đóng vai trò quan trọng khác trên thị trường cao su tự nhiên toàn cầu, cũng chứng kiến mức tăng giá tương tự, phản ánh nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng. Những diễn biến này đã góp phần làm tăng giá cao su tự nhiên chung trên thế giới.

Tuy nhiên, quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên quan trọng khác là Việt Nam cũng đã trải qua sự sụt giảm xuất khẩu trong tháng 2. Ước tính cho thấy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam giảm 161% về lượng và 47,7% về giá trị so với tháng 1. Sự sụt giảm này được cho là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở cả Việt Nam và Trung Quốc, dẫn đến hoạt động xuất khẩu trong tháng bị chậm lại. Nhưng bất chấp xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại, các khu vực nhập khẩu đã chứng kiến giá cao su tự nhiên tăng song song trong tháng 2. Các yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này bao gồm giá dầu thô cao, nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc và lo ngại về sự gián đoạn liên quan đến thời tiết ở Thái Lan.

Thanh Hạ