|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa tại ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ trước triển vọng hợp đồng G2G với Philippines

12:09 | 09/04/2018
Chia sẻ
Tuần trước, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ, trong khi đó, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm đều không biến động. 
gia lua tai dbscl tiep tuc tang nhe truoc trien vong hop dong g2g voi philippines Philippines có thể nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo trong nửa cuối năm nay
gia lua tai dbscl tiep tuc tang nhe truoc trien vong hop dong g2g voi philippines Giá lúa tại ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ trước triển vọng hợp đồng G2G với Philippines
gia lua tai dbscl tiep tuc tang nhe truoc trien vong hop dong g2g voi philippines Giá lúa tại ĐBSCL đi ngang, giá gạo thành phẩm bắt đầu tăng nhẹ
gia lua tai dbscl tiep tuc tang nhe truoc trien vong hop dong g2g voi philippines Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng vì giải phóng nguồn cung chậm chạp

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 5/4 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.300 - 6.400 + 100
Lúa khô loại dài 6.600 - 6.700 -
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 7.800 - 7.900 -
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.700 - 7.800 -
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.200 - 9.300 -
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.000 - 9.100 -
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.700 - 8.800 -

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Tính đến ngày 5/4, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 1,2 triệu ha trên tổng diện tích gieo cấy khoảng 1,6 triệu ha, với năng suất khoảng 6,5 – 6,6 tấn/ha.

gia lua tai dbscl tiep tuc tang nhe truoc trien vong hop dong g2g voi philippines
Giá lúa tại ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ trước triển vọng hợp đồng G2G với Philippines. (Ảnh: Phương Chăm)

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Pakistan, ông Shehzad Ali Malik, cựu chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lahore, dự đoán sản lượng lúa hàng năm Pakistan có thể đạt 9 triệu tấn trong 2 - 3 năm tới nhờ diện tích gieo trồng lúa lai tăng 25%. Để hạn chế sự phức tạp, thương mại song phương gạo và những sản phẩm khác với Tehran có thể tiến hành bằng đồng Nhân dân tệ thay vì USD.

Tại Campuchia, Ủy ban Châu Âu đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn để tiến hành điều tra về việc liệu gạo Campuchia xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (EU) có tạo nên gánh nặng bất công lên nông dân trồng lúa tại khu vực này hay không. Bất kỳ điều chỉnh thuế quan nào đối với gạo Campuchia có thể tác động đáng kể lên ngành gạo nước này. Bởi, EU chiếm hơn 40% tổng xuất khẩu gạo của Campuchia trong năm ngoái.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Iran, nước này đang muốn nhập khẩu gạo trực tiếp từ Pakistan và có thể trở thành thị trường tiêu thụ gạo Pakistan quan trọng trong những năm tới, với lượng gạo xuất khẩu hàng năm có thể tăng lên 1 triệu tấn. Iran đang đề xuất mở các chi nhánh ngân hàng tại cả hai nước để giao dịch trực tiếp bằng đồng nội tệ thay vì USD nhằm tránh áp lực từ Mỹ.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte cho hay tự túc gạo tại Philippines không thể tự túc gạo. Tổng thống Duterte cũng kêu gọi Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên Môi trường tăng cường hỗ trợ nông dân thiếu đất trồng.

Tại Iraq, nước này sẽ đàm phán với các công ty Mỹ để mua gạo Mỹ trong những ngày tới.

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Giá gạo vững tại châu Á nhờ nhu cầu mua trực tiếp từ Indonesia, và từ các doanh nghiệp để đáp ứng hợp đồng ngắn hạn với Indonesia Trung Quốc, Malaysia và có thể là mua của Philippines.

Trong đó, giá gạo trắng của Thái Lan tăng nhờ nhu cầu mua cải thiện; ngược lại, giá gạo nếp giảm do nhu cầu yếu ớt; thị trường gạo thơm ổn định, nhưng nhu cầu ít hơn.

Giá gạo Pakistan cao hơn, trong đó, gạo nguyên liệu PKR là 40/kg nhờ đấu thầu thành công với Indonesia và thị trường châu Á tăng cải thiện tâm lý.

Giá gạo Ấn Độ có xu hướng giảm vì nguồn cung trên thị trường dồi dào.

Nhu cầu tiêu thụ của một số nước châu Á, đặc biệt là Indonesia đã hỗ trợ cho giá gạo tăng. Philippines và Indonesia đều được cho là sẽ mua nhiều hơn.

Indonesia vẫn là yếu tố tích cực trên thị trường châu Á. Indonesia đã đặt hàng 1 triệu tấn, giao hàng vào tháng 6, và chỉ hơn 300.000 tấn đã được giao hàng.

Philippines sẽ mở thầu nhập khẩu gạo nhưng vấn đề chỉ là thời gian. Giới tư nhân thậm chí đang tìm kiếm hàng với đồn đoán thời gian giao hàng vào tháng 5 và tháng 6.

Nhu cầu châu Phi vẫn yếu ớt trong khi Bangladesh và Sri Lanka đang theo dõi thu hoạch.

Thanh Tùng