|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng nhẹ ở một số loại, giá gạo nguyên liệu giảm mạnh

11:57 | 26/03/2018
Chia sẻ
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong khi giá lúa khô tăng nhẹ thì giá gạo nguyên liệu lại giảm mạnh tới 600 đồng/kg.
gia lua gao tai dbscl tang nhe o mot so loai gia gao nguyen lieu giam manh Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm
gia lua gao tai dbscl tang nhe o mot so loai gia gao nguyen lieu giam manh Philippines đồng ý nhập khẩu 250.000 tấn gạo theo G2P
gia lua gao tai dbscl tang nhe o mot so loai gia gao nguyen lieu giam manh Giá lúa gạo tại ĐBSCL đi ngang, đợi phiên đấu thầu của Philippines
gia lua gao tai dbscl tang nhe o mot so loai gia gao nguyen lieu giam manh Giá gạo Việt Nam giảm khi vào rộ vụ Đông Xuân

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 22/3 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.200 - 6.300 -
Lúa khô loại dài 6.600 - 6.700 + 100
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 7.900 - 8.000 - 600
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.600 - 7.800 -
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.100 - 9.200 + 50
Gạo thành phẩm 15% tấm 8.800 - 8.900 -
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.600 - 8.700 -

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Tính đến ngày 21/3, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 650.000 ha, trên tổng diện tích xuống giống 1,6 triệu ha, với năng suất khoảng 6,2 – 6,5 tấn/ha.

Cũng theo số liệu của Cục Trồng trọt, xuất khẩu gạo trong tháng 2 đạt 443 nghìn tấn, tương đương giá trị đạt 214,042 triệu USD (giá FOB). Tính chung hai tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 811 nghìn tấn với tổng giá trị đạt 389,428 triệu USD.

gia lua gao tai dbscl tang nhe o mot so loai gia gao nguyen lieu giam manh

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Thái Lan, chính phủ tự tin sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu gạo của năm nay là 9,5 triệu tấn trong bối cảnh nguồn cung gạo trên thị trường thế giới giảm, giá gạo tiếp tục tăng trên thị trường nội địa và toàn cầu. Bộ Thương mại Thái Lan đang cử các phái đoàn đàm phán đến các đối tác thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Trong giai đoạn tháng 1 - 3/2018, Thái Lan đã bán được hai triệu tấn gạo, tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước, đưa giá trị xuất khẩu tăng 22,13% lên 999 triệu USD.

Tại Pakistan, nước này có thể xuất khẩu lô hàng đầu tiên 100 tấn gạo chịu nóng sang Philippines trong tháng tới. Trước đó, các nhà khoa học Pakistan đã hợp tác với nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công các giống gạo chất lượng tốt vào năm 2004. Nhữn nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đang giúp đối tác Pakistan đưa vào sản xuất gạo lai với triển vọng 18 tấn/ha.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Indonesia, chính phủ vừa quyết định tăng hạn ngạch gạo đối với Pakistan theo thỏa thuận thương mại ưu đãi. Theo thỏa thuận này, 8 công ty xuất khẩu gạo Pakistan nhận đơn hàng 6.250 tấn/công ty, tổng cộng là 50.000 tấn sau quá trình đấu thầu. Bộ Thương mại Indonesia cho biết giá trị của giao dịch này vào khoảng 22,5 triệu USD.

Tại Philippines, nhập khẩu gạo Phiippines có thể giảm khoảng 300.000 tấn trong năm nay do sản lượng lúa cao hơn và người tiêu dùng thay đổi thói quen dùng. Cụ thể, việc thực thi cải tổ thuế vào tháng 1 sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ lương thực đầu năm nay lên cao; trong khi đó, việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng. Điều này cho phép người dân tiêu thụ nhiều thịt hơn là gạo.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ hạ dự báo nhập khẩu gạo của Philippines xuống còn một triệu tấn, từ mức dự báo 1,3 triệu tấn trước đó.

Bộ Nông nghiệp Philipppines dự đoán sản lượng gạo sẽ tăng 980.000 tấn lên hơn 19,5 triệu tấn trong năm thị trường (MY) 2017 - 2018, trước khi đạt 19,8 triệu tấn trong năm thị trường tiếp theo.

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Giá gạo châu Á tăng do các đồng nội tệ tăng giá so với USD, cũng như tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Indonesia tăng mua. Tuy nhiên, vẫn có lo ngại rằng Trung Đông và châu Phi sẽ giảm mua trong thời gian tới.

Giá gạo Thái Lan tăng nhờ baht tăng giá trong khi nhu cầu từ Indonesia ít tác động đến thị trường nội địa, khiến giá có khuynh hướng không đổi.

Giá gạo Pakistan ổn định nhờ nhu cầu mua gạo tấm từ Trung Quốc và châu Phi. Thị trường gạo Pakistan tăng nhiệt sau khi Bulog mời 10 nhà xuất khẩu cung cấp 50.000 tấn gạo.

Giá gạo Ấn Độ vẫn còn khá cao vì thị trường tập trung vào cam kết với Bangladesh và châu Phi trong khi nguồn cung bắt đầu giảm. Thị trường chờ nguồn cung mới từ vụ thu hoạch dự kiến bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5.

Trong thời gian tới, thị trường gạo châu Á có thể sẽ sôi động hơn nhờ Indonesia mua thêm gạo. Ngoài ra, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản gần đây cũng tăng mua. Chính phủ Philippines đã cho phép nhập khẩu 250.000 tấn gạo theo hợp đồng chính phủ - tư nhân nhưng nước này vẫn chưa mở phiên đấu thầu.

Mặt khác, giá vẫn có thể giảm vì nguồn cung gạo bắt đầu tăng dần tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á trong khi nhu cầu từ Trung Đông và châu Phi giảm.

Thanh Tùng