Giá gạo thành phẩm tại ĐBSCL dứt đà tăng, giá lúa tiếp tục lên cao
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam phá đỉnh mới | |
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng mạnh, giá gạo 5% tấm chạm ngưỡng 10.000 đồng/kg |
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 17/5 (đơn vị: đồng/kg)
Loại |
Giá |
Thay đổi so với tuần trước đó |
Lúa khô loại thường | 6.600 - 6.700 | + (50) |
Lúa khô loại dài | 6.850 - 6.900 | - |
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) | 8.600 - 8.700 | + (40 - 50) |
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) | 8.450 - 8.550 | + (50) |
Gạo thành phẩm 5% tấm | 10.000 - 10.100 | - |
Gạo thành phẩm 15% tấm | 9.700 - 9.800 | - |
Gạo thành phẩm 25% tấm | 9.400 - 9.500 | - |
(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Tính đến ngày 15/5, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống vụ Hè Thu 2018 được 850.000 ha trên tổng diện tích kế hoạch là 1,65 triệu ha; và thu hoạch được 50.000 ha với năng suất khoảng 5,8 tấn/ha.
Giá gạo thành phẩm tại ĐBSCL dứt đà tăng, giá lúa tiếp tục lên cao. (Ảnh minh họa) |
Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn
Tại Ấn Độ, giá gạo xuống thấp nhất 5 tháng do rupee giảm so với USD, với giá gạo đồ 5% tấm giảm 3 USD xuống còn 404 - 408 USD/tấn trong tuần trước. Rupee liên tiếp giảm so với USD nên các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội để hạ giá bán gạo. Đồng tiền này đã giảm khoảng 6% so với USD kể từ đầu năm đến nay và hiện đang ở mức thấp nhất 16 tháng.
Tại Pakistan, xuất khẩu gạo tăng 27% lên 1,57 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại (tháng 7/2017 - tháng 4/2018) bởi các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường giao hàng sang Indonesia, Kenya và những thị trường khác trong giai đoạn này.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chính phủ sẽ tổ chức phiên đấu giá bán 43.700 tấn gạo tồn kho (đủ điều kiện để người sử dụng) vào ngày 18/5. 2 triệu tấn còn lại (phù hợp để sử dụng cho mục đích công nghiệp) sẽ được bán đấu giá trong tháng tới.
Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn
Tại Philippines, nhập khẩu gạo của nước này ước giảm 21,42% xuống còn 1,1 triệu tấn trong năm 2019. Theo USDA, nguyên nhân là sản lượng lúa của nước này tăng, đẩy dự trữ gạo đến cuối kỳ năm 2018 lên cao. USDA dự đoán, tổng diện tích lúa được thu hoạch trong năm tới dự kiến không đổi ở 4,86 triệu ha nhưng năng suất trên 1 ha sẽ tăng nhẹ lên 4,04 tấn/ha và thu về 12,35 triệu tấn gạo trắng.
Tại Bangladesh, một quan chức trong Bộ Lương thực cho biết nước này sẽ không cần nhập khẩu nhiều gạo trong năm nay. “Dự trữ gạo của chính phủ đã được cải thiện đáng kể. Tôi nghĩ Bangladesh sẽ không phải nhập khẩu một lượng lớn gạo trong năm nay, ngay cả khi các vụ lúa bị ảnh hưởng bởi lũ lụt,” vị này nói.
Tại Trung Quốc, nước này dự kiến giảm gieo trồng gạo và ngô trong năm nay, đồng thời tăng gieo trồng đậu nành và các ngũ cốc khác. Cụ thể, diện tích trồng lúa của Trung Quốc dự kiến giảm hơn 667 triệu ha so với năm 2017. Tương tự, nước này sẽ giảm nhẹ diện tích trồng bông. Ngược lại, diện tích trồng đậu nành sẽ tăng hơn 667 triệu ha lên gần 8,5 triệu ha. Đường cũng là một trong những nông sản mà Trung Quốc dự kiến tăng diện tích với mức tăng rất nhẹ.
Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á
Giá gạo Thái Lan tăng nhẹ vào đầu tuần trước khi giảm trở lại do nhu cầu yếu và baht Thái giảm. Tuy nhiên, nhu cầu từ các nước châu Á cải thiện, bù đắp cho nhu cầu từ châu Phi giảm.
Giá gạo Việt Nam tuần trước lập đỉnh mới, lên cao nhất kể từ tháng 8/2014 sau khi có tin tức Indonesia sẽ mua thêm 500.000 tấn tạo từ Việt Nam, Thái Lan.
Giá gạo Ấn Độ ổn định, trong khi nguồn cung tăng từ thu hoạch hiện tại; giá gạo tấm và gạo đồ giảm.
Đấu thầu mở rộng của Philippines vào ngày 22/5 sẽ là tâm điểm của thị trường gạo châu Á tuần tới và cũng là thử thách đối với người mua vì giá gạo châu Á hiện đang ở mức cao. Iraq hướng đến Nam Mỹ, tránh Thái Lan vì giá cao.
Nhu cầu mua hàng đang rất lớn, từ các nước châu Á, Philippines, cũng như từ việc xếp hàng để chuyển cho Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ngược lại, nhu cầu giảm từ Bangladesh, Trung Đồng và châu Phi.