|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng mạnh, giá gạo 5% tấm chạm ngưỡng 10.000 đồng/kg

14:13 | 14/05/2018
Chia sẻ
Tuần qua, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là giá gạo thành phẩm. Giá gạo trắng 5% tấm đã vượt 10.000 đồng/kg. 
gia lua gao tai dbscl tang manh gia gao 5 tam cham nguong 10000 dongkg Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất gần 4 năm, Bangladesh có thể mua thêm
gia lua gao tai dbscl tang manh gia gao 5 tam cham nguong 10000 dongkg Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu năm 2018
gia lua gao tai dbscl tang manh gia gao 5 tam cham nguong 10000 dongkg Giá lúa gạo tại ĐBSCL giữ đà tăng khá, đợi phiên đấu thầu G2P của Philippines
gia lua gao tai dbscl tang manh gia gao 5 tam cham nguong 10000 dongkg Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 130.000 tấn gạo sang Philippines theo G2G

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 10/5 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.600 - 6.650 + 150 - 200
Lúa khô loại dài 6.850 - 6.900 + 50
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.550 - 8.660 + 150 - 160
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 8.400 - 8.500 + 200
Gạo thành phẩm 5% tấm 10.000 - 10.100 + 400
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.700 - 9.800 + 300
Gạo thành phẩm 25% tấm 9.400 - 9.500 + 200

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Tính đến ngày 8/5, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch dứt điểm 1,600 triệu ha lúa Đông Xuân 2017 - 2018, với năng suất đạt 6,9 tấn/ha. Đối với vụ Hè Thu 2018, các tỉnh đã xuống giống trên 800.000 ha, hoàn thành khoảng 48% kế hoạch.

gia lua gao tai dbscl tang manh gia gao 5 tam cham nguong 10000 dongkg
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng mạnh, giá gạo 5% tấm chạm ngưỡng 10.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa)

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Ấn Độ, tồn kho gạo của Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đạt 25 triệu tấn đến cuối tháng 4, cao nhất từ năm 2013. Theo ước tính chính thức, sản lượng gạo của nước này đạt 111,01 tấn trong năm 2017 - 2018. Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ dự kiến tăng trong năm tài khóa 2018 và 2019 nhờ nhu cầu tăng trên thị trường quốc tế, đặc biệt là từ Iran và chuyển sang giá lúa cao hơn.

Tại Pakistan, xuất khẩu gạo tăng 27% đến 1,57 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm tài khóa hiện tại (tháng 7/2017 - tháng 4/2018) khi các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường giao hàng sang Indonesia, Kenya và thị trường khác. Kenya vẫn là bên mua gạo non-basmati lớn nhất của Pakistan, mua 323.000 tấn gạo. Trung Quốc cũng là một trong những nước nhập khẩu nhiều gạo non-basmati của Pakistan.

Tại Campuchia, xuất khẩu gạo giảm trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cho thấy tổng xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm nay đạt 197.354 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Campuchia có thể sản xuất 10 triệu tấn lúa, xuất khẩu dự kiến giảm. Trung Quốc đã đồng ý mua 200.000 tấn gạo từ Campuchia trong năm 2017 và sẽ tăng hạn ngạch đến 300.000 tấn năm nay. Bangladesh cũng ký thỏa thuận với chính phủ Campuchia trong năm qua để mua 1 triệu tấn gạo trong 5 năm tới.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) sẽ tiến hành đấu thầu thêm 250.000 tấn gạo vào ngày 22/05, với 16 công ty tư nhân dự thầu. Ngân sách được phê chuẩn là 6,52 tỷ peso. 50.000 tấn chào thầu là gạo tấm 15% trong khi 200.000 tấn là gạo tấm 25%. Gạo tấm 25% sẽ không giao hàng trễ hơn ngày 31/7 trong khi gạo tấm 15% sẽ không giao hàng trễ hơn ngày 31/8, được chia thành 9 lô và giao đến 14 cảng được chỉ định.

Tại Bangladesh, chính phủ đã có đủ tồn kho lương thực và đang bán ra với giá phải chăng. Theo Tổng Công ty Thương mại Bangladesh, giá gạo đã giảm khoảng 6% trong tháng qua. Tuy nhiên, giá gạo chất lượng cao vẫn cao hơn 16-20% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Giá gạo tại châu Á ổn định trong tuần nhờ đấu thầu Philippines, Hàn Quốc và Iraq thời gian tới. Trong đó, thị trường thu hút chú ý vào những diễn biến tại phiên đấu thầu G2G của Philippines. Gạo Ấn Độ nhận được quan tâm từ châu Phi,...

Thị trường Thái Lan giảm, hoạt động giao dịch khá yên tĩnh vì không nhận được nhiều quan tâm sau phiên đấu thầu G2G của chính phủ. Mặt khác, đồng baht Thái giảm so với USD.

Thị trường gạo Pakistan giảm giá do những nhà xay xát và những người có tồn kho mong muốn giải phóng hàng. Thị trường vẫn còn bán sang Indonesia và Trung Quốc, nhưng với ít nhu cầu mới từ những người mua thông thường từ Đông Á và nơi khác.

Thị trường Ấn Độ tích cực, với nhiều sự quan tâm từ phía người mua. Gạo Ấn Độ tăng hiện diện tại châu Phi dù nhu cầu từ Bangladesh và Sri Lanka đang giảm. Trong quý II, nhu cầu từ châu Á có thể giảm và từ châu Phi sẽ tăng.

Những nhà cung cấp gạo Myanmar đối mặt với vỡ nợ vì chi phí gạo nguyên liệu tăng. Nhiều thỏa thuận không thể thực hiện vì nguồn cung gạo trắng hạn chế.

Oanh Oanh