Chứng khoán Mỹ (9/1) tiếp tục đi lên, Dow Jones tiến gần mốc 24.000 điểm
Chứng khoán Mỹ 10/1: Đồng loạt tăng điểm, S&P 500 khởi sắc 5 ngày liên tiếp kể từ tháng 9 |
Các chỉ số chính biến động ra sao?
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 91,67 điểm, tương đương 0,39%, lên 23.879,12 điểm. Đây là chuỗi tăng điểm dài nhất của chỉ số này kể từ ngày 8/11/2018.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,41% lên 2.584,96 điểm, đánh dấu chuỗi tăng dài nhất kể từ ngày 14/9/2018.
Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,9% lên 6.957,08 điểm.
Các chỉ số chính này đều đóng cửa ở mức thấp hơn đỉnh của ngày, tuy vậy S&P 500 và Dow Jones đều đang sắp thoát khỏi vùng điều chỉnh.
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/1. Nguồn: Bloomberg. |
Nhân tố nào tác động tới chứng khoán Mỹ?
Thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu cùng tăng điểm, giá dầu lên mức trên 50 USD một thùng trong sự lạc quan về đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đợt đàm phán mới đây nhất kết thúc vào hôm 9/1 và nhà đầu tư hướng sự chú ý vào một số thông tin tích cực.
Hãng Bloomberg trích dẫn một nguồn tin của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump rất muốn thấy một thỏa thuận với Trung Quốc giúp thúc đẩy đà tăng cho thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cảnh báo rằng nước Mỹ có thể mất xếp hạng quốc gia AAA nếu sự trục trặc trong hoạt động của chính phủ dẫn tới xung đột chính trị về giới hạn nợ quốc gi. Cảnh báo này được đưa ra sau khi đợt đóng cửa một phần chính phủ Mỹ tiếp tục kéo dài và bài phát biểu được phát trên truyền hình của Tổng thống Trump đã không thể thu hẹp bất đồng giữa Nhà Trắng và Đảng Cộng hòa về yêu cầu của chính phủ về nguồn vốn để xây một bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico.
Biên bản cuộc họp Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố mới đây cho thấy mặc dù tháng trước tất cả đều bỏ phiếu đồng ý tăng lãi suất ngày 19/12 vừa qua, một số quan chức của của Fed tỏ ra nghi ngại về động thái tăng lãi suất tháng trước do thị trường biến động quá mạnh
Giám đốc Fed chi nhánh St. Louis (và là người có quyền bỏ phiếu quyết định lãi suất) ông James Bullard trả lời phỏng vấn The Wall Street Journal cho biết “Mức lãi suất chính sách hiện nay của chúng ta là khá phù hơp” và nói thêm rằng tạm thời không có lí do gì để phải tiếp tục tăng lãi suất, thậm chí ông còn để ngỏ khả năng giảm lãi suất nếu nền kinh tế giảm tốc.
Giám đốc Fed chi nhánh Atlanta có quyền bỏ phiếu quyết định lãi suất (không có quyền bỏ phiếu quyết định lãi suất) ông Raphael Bostic cho biết Fed nên kiên từ tốn hơn trong việc nâng lãi suất trong bối cảnh lo ngại về thuế quan và các dấu hiệu bất ổn trên thị trường đang tăng lên.
Giám đốc Fed chi nhánh Chicago (có quyền bỏ phiếu) ông Charles Evans dự báo sẽ có thêm ba lần nâng lãi suất nữa đồng thời cho rằng rồi sẽ đến lúc Fed sẽ đưa chính sách tiền tệ vào vùng kìm hãm tăng trưởng. Ông cũng nói thêm rằng ngân hàng trung ương của nước Mỹ có thể sẽ đợi tới 6 tháng trước khi tăng lãi suất lần tiếp theo.