Chính sách thương mại của ông Trump khiến chứng khoán Mỹ thiệt hại 1.250 tỷ USD
Chứng khoán Mỹ 6/6: Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc, Dow Jones vượt mốc 25.000 điểm | |
EU có thể áp dụng biện pháp tự vệ ngành nhôm, thép trong tháng 7 |
Ông Marko Kolanovic, chuyên gia ngân hàng J.P. Morgan cho biết: “Bằng cách đánh giá tác động của dòng thông tin liên quan tới quan hệ thương mại từ tháng 3, chúng tôi ước tính ảnh hưởng tới thị trường cổ phiếu Mỹ là âm 4,5%, tương đương khoảng 1.250 tỷ USD, tính theo vốn hóa thị trường hiện nay”.
“Con số này bằng khoảng 2/3 tổng giá trị gói kích thích tài khóa của chính phủ”, ông Kolanovic so sánh.
Nhiều tháng nay Tổng thống Trump liên tục sử dụng các tuyên bố công khai và chính sách thuế quan để tác động đến các thỏa thuận thương mại mà chính phủ Mỹ cho là không công bằng và gây hại cho kinh tế Mỹ.
Ảnh: Getty Images |
Theo đó, vấn đề thương mại tiếp tục là một chủ đề gây căng thẳng giữa Mỹ và các đối tác quan trọng cũng như cho các nhà đầu tư trên phố Wall. Ngay sau khi ông Trump tuyên bố đánh thuế lên mặt hàng nhôm, sắt nhập khẩu từ Canada, Mexico và EU, chỉ số Dow Jones đã ‘bay’ hơn 200 điểm.
Các đối tác này cũng đã nhanh chóng trả đũa bằng cách đánh thuế lên các mặt hàng mà Mỹ xuất khẩu như thịt heo, bơ lạc và xe gắn máy.
Nhóm nghiên cứu của J.P. Morgan nhận định, ông Trump luôn tự hào về những bước tiến của thị trường cổ phiếu trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình nhưng nếu ông đừng đưa ra những tuyên bố và chính sách cứng rắn về thương mại thì chắc chắn thị trường còn tăng trưởng mạnh hơn thế.
"Đã 40 năm rồi nước Mỹ không có thặng dư thương mại với Trung Quốc. Phía Trung Quốc phải chấm dứt quan hệ thương mại không công bằng này, hạn chế các rào cản và chỉ đánh thuế tương ứng với mức thuế của chúng ta. Nước Mỹ đang mất đi 500 tỷ USD mỗi năm và đã mất nhiều tỷ USD từ hàng thập kỷ nay. Tình trạng này không thể tiếp diễn được nữa." |
"Thị trường chứng khoán Mỹ về leo lên đỉnh cao mới. Tình hình việc làm rất khả quan" |
Chuyên gia đến từ J.P. Morgan cảnh báo tâm lý lạc quan thái quá và đòn bẩy tài chính cao các nhân tố đáng lo ngại, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ có tác động rất xấu tới thị trường chứng khoán.
Ông Kolanovic nói thêm: “Chiến thuật đe dọa có thể mang lại thành công trong thương lượng đôi bên nhưng trong các mối quan hệ đa bên như thương mại toàn cầu, chiến thuật này sẽ phản tác dụng”.
Ông Kolanovic kết luận: “Nếu bất ổn thương mại còn tiếp diễn, tác hại đến thị trường sẽ càng lâu dài khó đảo ngược, đồng thời xác suất xảy ra một sự kiện đặc biệt xấu sẽ tăng lên. Hiện căng thẳng thương mại tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư và lòng tin doanh nghiệp”.
Theo chiều ngược lại, các chính sách của Tổng thống Trump có thể sẽ giúp ích cho nền kinh tế. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại đang có xu hướng giảm, tháng 4 vừa qua chỉ còn 46,2 tỷ USD (tương đương 2,1%). Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Nếu xu thế này tiếp diễn, cán cân thương mại có thể sẽ đóng góp tích cực cho GDP trong quý II với sự giúp sức của khu vực sản xuất và tiêu dùng.