|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể làm tăng giá iPhone

21:30 | 13/05/2018
Chia sẻ
Mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple.
chien tranh thuong mai my trung co the lam tang gia iphone Quan chức Mỹ và Trung Quốc dự kiến gặp tại Washington trong ngày 11/5 để tiếp tục đàm phán thương mại
chien tranh thuong mai my trung co the lam tang gia iphone Mỹ yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỷ USD thặng dư thương mại và hạ hàng rào thuế quan
chien tranh thuong mai my trung co the lam tang gia iphone
Nguồn ảnh: Dây chuyền lắp ráp iPhone tại Foxcon. Ảnh: AP

100 ngày đàm phán

Trung Quốc và Mỹ đồng ý 100 ngày đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ người tương nhiệm Tập Cận Bình hồi tháng 4, nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại 347 tỉ USD của Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới hồi năm ngoái.

Nhưng những người chỉ trích trong ngành thương mại của Mỹ nói rằng kết quả của các cuộc đàm phán cho đến nay chỉ đưa tới những biện pháp hời hợt mà không giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết hơn như những hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc và các chính sách công nghiệp.

"Chúng tôi không cổ động chiến tranh thương mại ... nhưng nếu đối thoại không mang lại kết quả, có một số công cụ trong bộ công cụ mà (chính phủ Mỹ) có thể sử dụng," Myron Brilliant, Phó chủ tịch điều hành của Phòng Thương mại Mỹ, nói với báo giới ở Bắc Kinh.

"Có một số tiến bộ tiệm tiến đang đạt được. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ ... Chúng tôi cần giải quyết một số vấn đề khó khăn hơn." Hạn chót cho những cuộc đàm phán là ngày 16/7 và cuộc Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ-Trung đầu tiên theo lịch trình sẽ được tổ chức vào một thời điểm sau đó trong năm nay.

"Mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple", ông Morris Chang, Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) - nhà cung cấp vi mạch lớn nhất cho iPhone, cho biết.

Theo ông, ngay cả các thiết bị điện tử của Mỹ, bao gồm cả chip và vi mạch của Mỹ hoặc Đài Loan, cũng được lắp ráp tại Trung Quốc. Do đó, việc cấm xuất khẩu hoặc đánh thuế các bộ phận công nghệ cao và các thành phần xuất khẩu chắc chắn sẽ khiến giá bán sản phẩm tăng cao, và tất nhiên, sẽ đánh vào người tiêu dùng trên toàn thế giới. Cho đến trước cuộc gặp ngày 16/7, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

chien tranh thuong mai my trung co the lam tang gia iphone

Ngay từ đầu phái đoàn Hoa Kỳ đã đưa ra yêu cầu rất nghiêm khắc với Bắc Kinh: cắt giảm 200 tỷ USD trong thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, bãi bỏ các biện pháp thuế quan trả đũa chống lại hàng hóa của Mỹ, giảm mạnh trợ cấp cho các ngành công nghiệp theo chương trình "Made in China - 2025". Ngay trước cuộc đàm phán, Trung Quốc chỉ rõ rằng, vấn đề mất cân bằng thương mại có thể được thảo luận, nhưng, nếu nói về chính sách công nghiệp của đất nước thì không ai có thể can thiệp vào điều đó.

Lần này cuộc đàm phán không mang lại nhiều kết quả, vì vậy trong tương lai gần Hoa Kỳ có thể thực hiện kế hoạch được công bố trước đây - áp thuế quan trị giá 50 tỷ USD lên các hàng hóa Trung Quốc mà sau đó có thể lên tổng cộng 150 tỷ USD, cũng như hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghệ của Mỹ.

Sự phụ thuộc trong chuỗi cung ứng

Các biện pháp ăn miếng trả miếng như vậy sẽ gây hại cho cả hai bên Trung Quốc và Mỹ, kéo theo thiệt hại của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Apple. Trung Quốc vẫn là "công xưởng của thế giới". Phần lớn sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả iPhone, dù được phát triển ở những nước khác, nhưng vẫn được lắp ráp ở Trung Quốc. Có nghĩa là, việc áp thuế đối với những linh kiện, ví dụ, các bộ phận được cung cấp cho Trung Quốc để lắp ráp iPhone, khiến giá bán sản phẩm tăng cao hơn.

Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc giờ đây trở thành khu công nghiệp khổng lồ với 250.000 người làm việc cho các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn. Ước tính, mỗi năm Foxconn xuất xưởng 150 triệu chiếc iPhone, 20 triệu iPad cùng các thiết bị điện tử khác. Foxconn cho biết hiện đang có 1 triệu nhân công trên khắp Trung Quốc làm việc cho Công ty.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ADB, hoạt động lắp ráp linh kiện tại Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 3% tương đương 6USD vào giá trị cuối cùng của chiếc iPhone. Nhà máy tại Trung Quốc nhập khẩu linh kiện đắt đỏ nhất từ Mỹ và trong việc kinh doanh iPhone với Mỹ, Trung Quốc chịu thâm hụt. Xạc pin, thấu kính máy ảnh đều được sản xuất tại Đài Loan. Màn hình đến từ Nhật, chip xử lý video được sản xuất tại Hàn Quốc và nhiều nhà máy sản xuất chip ở Đài Loan.

Như vậy tính tổng, khoảng 9 nước sản xuất linh kiện để chuyển đến lắp đặt cuối cùng tại Trung Quốc.

Sau khi Hoa Kỳ thi hành lệnh trừng phạt đối với ZTE, Trung Quốc nhận thức được rõ: đất nước phải tự lực giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích hợp chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu hoạt động một mình, cả Trung Quốc và Mỹ không đạt được nhiều kết quả. Đây là ý kiến của chuyên gia Bian Yongzu của Trung tâm Nghiên cứu Tài chính thuộc Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc.

Theo chuyên gia Bian Yongzu, không có bất kỳ rào cản nào đối với việc thay thế nhập khẩu. Trung Quốc có tất cả các nguồn lực để giới thiệu với thế giới những hàng hóa được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cần phải xem xét tính khả thi về kinh tế của điều này.

Từ quan điểm kỹ thuật, Trung Quốc có đủ khả năng thay thế hàng nhập khẩu, có cả vốn và công nghệ. Dù vấn đề này không thể được giải quyết ngay lập tức, cuối cùng Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này. Nhưng, khả năng làm điều gì đó, và sự lựa chọn: làm hay không làm và đây là hai vấn đề khác nhau. Trong điều kiện toàn cầu hóa, đất nước không nhất thiết phải tự sản xuất một cái gì đó, ngay cả khi có khả năng làm như vậy. Tốt hơn cả là thiết lập sự hợp tác. Nếu mỗi nước tận dụng đúng lợi thế cạnh tranh của mình thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

chien tranh thuong mai my trung co the lam tang gia iphone
Thặng dư thương mại Mỹ-Trung

Chẳng hạn, Bộ Thương mại Mỹ ra quyết định cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho hãng thiết bị viễn thông ZTE trong bảy năm vì cho rằng công ty này vi phạm các biện pháp chế tài của Mỹ. Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc ZTE không thực hiện cam kết khiến trách hoặc giảm tiền thưởng cho 35 nhân sự theo thỏa thuận nhận tội của ZTE về hành vi bán trái phép thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ Mỹ cho Iran.

Lệnh cấm sẽ khiến ZTE thiếu hụt một loạt linh kiện cần thiết để lắp đặt vào các thiết bị bán cho các khách hàng lớn như China Mobile (Trung Quốc), Telefonica (Tây Ban Nha). ZTE đang phụ thuộc vào các nhà cung cấp công nghệ Mỹ như các hãng bán dẫn Qualcomm, Micron Technology và các hãng sản xuất linh kiện quang học như Lumentum Holdings và Acacia Communications. Lệnh cấm cũng có thể khiến ZTE không thể sử dụng hệ điều hành Android của Google cho các smartphone của ZTE.

“Dù lệnh cấm này không hạ gục họ nhưng ZTE sẽ rơi vào tình cảnh sống dở chết dở”, Qian Kai, nhà phân tích ở công ty chứng khoán CICC (Trung Quốc), nhận định. CICC ước tính ZTE chiếm khoản 10% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu và con số này ở thị trường Trung Quốc là 30%.

Cũng như vậy, hầu như tất cả các công ty lớn của Trung Quốc đang phụ thuộc sâu sắc vào các công nghệ Mỹ để tồn tại.

Các công ty lớn của Trung Quốc từ Baidu, Alibaba, Tencent, Xiaomi, Didi Chuxing cho đến Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), các công ty viễn thông China Mobile, China Telecom, tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc Petro China, hãng ô tô nhà nước SAIC..., trên phương diện nào đó, đều dựa vào công nghệ, linh kiện, phần mềm hoặc tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ như Apple, Google, Intel, Qualcomm, Cisco, Micron, Microsoft...

Một lệnh cấm bán công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc có thể làm sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù đây là viễn cảnh khó tưởng tượng nhưng không có điều gì là không thể nếu căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ thành một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện, khiến Mỹ quyết định mở rộng lệnh cấm đến các công ty Trung Quốc khác.

Lam Hồng