Xuất khẩu hàng hóa sang Nga giảm 50% trước sức ép của các lệnh trừng phạt

Trước các lệnh trừng phạt và sức ép của phương Tây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt 962 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Thương vụ Việt Nam tại Nga cho biết 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga đạt 2,2 tỷ USD giảm 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 962 triệu USD giảm 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân là việc Nga phải chịu các biện pháp trừng phạt từ cuối tháng 2 đã khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã giảm đột ngột và gặp nhiều khó khăn đặc biệt với các mặt hàng công nghệ, điện tử, máy tính giảm 77%, điện thoại giảm 74%, dệt may giảm 43%, giày dép giảm 57%...

Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như hàng thủy sản, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, hàng rau quả... lại tăng trưởng tốt.

Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm mạnh trong 7 tháng năm 2022

Mặt hàng chủ yếu

7T/2022

(triệu USD)

7T/2022 – 7T/2021

T7/2022-T7/2021

Trị giá
triệu  USD

%

Trị giá
triệu USD

%

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

67,3

-222,63

-76,7%

-36

-97,8%

Điện thoại các loại và linh kiện

149,2   

-417,1

-73,6%

-64,6

-98,1%

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

5,6

-9,9

-63,8%

-1,3

-70%

Giày dép các loại

41,9

-54,6

-56,5%

-7,1

-76,4%

Hàng dệt, may

130,6

-96,9

-42,5%

-19

-57,6%

Hàng rau quả

30,6

-17

-35,7%

0,27

4,8%

Hạt điều

20,1

-10,9

-35,2%

-1,5

-26,8%

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

7

-3,1

-30,9%

1

53,7%

Hàng thủy sản

 77,6 

-24,8

-24,2%

5,3

35,6%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 85,2 

-22,2

-20,7%

-13,3

-63,6%

Ở chiều ngược lại, 7 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga đạt 1,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga có sự tăng trưởng đáng kể như thủy sản 48%, dược phẩm 66%, gỗ và sản phẩm gỗ 76%, chất dẻo nguyên liệu 136%, linh kiên phụ tùng ô tô 493,5%... 

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng mạnh trong 7 tháng năm 2022

Mặt hàng chủ yếu

7T/2022

(triệu USD)

7T/2022 – 7T/2021

T7/2022-T7/2021

Trị giá
triệu  USD

%

Trị giá
triệu USD

%

Linh kiện, phụ tùng ô tô

9,18

7,63

493,55%

3,66

3050,00%

Chất dẻo nguyên liệu

60,6

35

136,3%

5,9

294%

Sản phẩm từ sắt thép

8,7

4,3

99,4%

-1,5

-81,3%

Gỗ và sản phẩm gỗ

42,8

18,4

75,9%

6,7

161%

Dược phẩm

16,9

6,7

65,7%

-0,7

-100%

Than các loại

422,7

164,8

63,9%

-21,8

-54,3%

Hàng thủy sản

75,5

24,4

47,7%

3,3

54,6%

Sắt thép các loại

225,6

65,3

40,7%

0,04

-

Quặng và khoáng sản khác

21,7

5,4

33,2%

1,4

102,1%

Phân bón các loại

96,7

20,1

26,2%

-15

-88,2%

Thương vụ Việt Nam tại Nga cho biết từ cuối tháng 2 thương mại giữa Việt Nam và Nga gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là về vận tải và thanh toán do tác động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đồng ruble mất giá sâu, giá cả hàng hóa tại Nga tăng mạnh, tâm lý doanh nghiệp bất an, các hãng tàu, hãng hàng không lớn dừng hợp tác với Nga…

Tuy nhiên, thị trường Nga đang dần ổn định, giá trị đồng ruble phục hồi, doanh nghiệp thích nghi dần với điều kiện mới... Điều này giúp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đã có dấu hiệu phục hồi sau cú sụt giảm mạnh vào tháng 3.

Thương vụ cho rằng việc các doanh nghiệp Mỹ, EU và đồng minh rút khỏi thị Nga sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường bán buôn và bán lẻ.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam có thế mạnh về hàng may mặc, giày dép, nông sản chế biến, hàng tiêu dùng, điện tử gia dụng tăng xuất khẩu, đầu tư sang Nga.

Các doanh nghiệp có hợp tác với Nga có thể nghiên cứu kỹ, xem xét tăng cường, đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại Nga để tổ chức sản xuất - tiêu thụ các mặt hàng may mặc, giày dép, nông sản chế biến, hàng tiêu dùng tại Nga.

Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thay thế cho các mặt hàng bị các nước phương Tây cấm vận là rất lớn. Do đó, nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp Nga với thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt và sức ép của phương Tây tiếp tục tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt đối với hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI (máy tính, điện thoại, điện tử, dệt may) sang Nga giảm mạnh.

Về vận tải, các hãng tàu lớn của phương Tây hiện không nhận hàng hóa đến Nga, đường hàng không trực tiếp đến Nga bị gián đoạn, các dịch vụ chuyển phát nhanh chứng từ/hàng hóa ngừng hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước. 

Về thanh toán, hiện nay đồng tiền thanh toán trong xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn chủ yếu là USD, trong khi đó các ngân hàng Việt Nam rất quan ngại khi làm việc với các ngân hàng Nga do lo sợ bị trừng phạt gián tiếp bởi phương Tây. 

Thương vụ Việt Nam tại Nga nhận định các biện pháp cấm vận trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ kéo dài và khó có khả năng được dỡ bỏ trong thời gian ngắn.

Do đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới có thể tiếp tục giảm so với cùng kỳ những năm trước. Tuy nhiên, nhu cầu và xu hướng nhập khẩu của Nga liên quan đến các mặt hàng nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam rất lớn và có khả năng sớm hồi phục trong tương lai gần khi vấn đề vận tải được giải quyết.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-hang-hoa-sang-nga-giam-50-truoc-suc-ep-cua-cac-lenh-trung-phat-202283111481628.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/