Xe VinFast được biên chế cho cảnh sát giao thông Việt Nam, chỉ ra điểm chung với Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc

Mới đây, ngày 17/8, hãng xe VinFast thuộc tập đoàn Vingroup đã công bố những hình ảnh về đội xe gồm 20 chiếc VinFast Lux A2.0 dành cho Cục Cảnh sát Giao thông.

Ngày 19/6, tại nhà máy sản xuất xe ở Vũng Ánh, Hải Phòng, VinFast đã cùng Cục Cảnh sát Giao thông tổ chức buổi lễ bàn giao đội xe gồm 20 chiếc Lux A2.0. Nhà sản xuất cho biết VinFast Lux A 2.0  là ô tô có sức mạnh 228 mã lực từ khối động cơ 2.0L tăng áp, kết hợp cùng hộp số tự động 8 cấp ZF và hàng loạt công nghệ an toàn tiên tiến mang đến khả năng vận hành chắc chắn sẽ đáp ứng đấy đủ cho hoạt động của lực lượng CSGT trong công tác TTKS (Tuần tra Kiểm soát). 

Cục CSGT sẽ bàn giao 20 chiếc xe này cho các Đội TTKS giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục, và phục vụ công tác dẫn đoàn.

Điểm chung thú vị giữa xe cảnh sát ở Mỹ, Nhật, Hàn với xe Vinfast Lux A2.0 dành cho CSGT Việt Nam - Ảnh 1.

Xe VinFast dành cho CSGT. (Ảnh: VinFast).

Nhân sự kiện lần này, người viết đã phát hiện ra điểm chung thú vị giữa xe VinFast với xe cảnh sát của nhiều quốc gia khác.

Nếu bạn chưa biết thì phương tiện đầu tiên của cảnh sát Mỹ là xe đạp và khi tội phạm bắt đầu sử dụng xe hơi để trốn chạy, cảnh sát Mỹ mới bắt đầu sử dụng một phương tiện có động cơ mạnh mẽ hơn để bắt kịp tội phạm. 

Năm 1899, tại Akron, Ohio, cảnh sát Mỹ đã ra mắt chiếc xe hơi đầu tiên, và nó chạy bằng điện. Mãi đến năm 1950, hãng Ford đã trình làng chiếc xe ô tô đầu tiên dành cho cảnh sát Mỹ có tích hợp bộ đàm giúp một sĩ quan cũng có thể bao quát toàn bộ khu vực, rồi tiếp đến là Chevrolet (1955), và Dogde (1956), theo CarBuzz.

Điểm chung thú vị giữa xe cảnh sát ở Mỹ, Nhật, Hàn với xe Vinfast Lux A2.0 dành cho CSGT Việt Nam - Ảnh 2.

Một chiếc Ford LTD Crown Victoria. (Ảnh: CarBuzz).

Với hệ thống các tiểu bang rộng khắp nên cảnh sát Mỹ không sử dụng cố định một loại xe. Màu sắc chủ yếu của xe cảnh sát thường là đen và trắng và mỗi tiểu bang lại có quy định khác nhau về thiết kế màu sắc. Xe cảnh sát Mỹ chia làm ba loại chính và phổ biến nhất vẫn là Police Pursuit Vehicles (PPV), hay xe tuần tra. Những chiếc này được thiết kế để đáp ứng các nhiệm vụ chung như tuần tra, truy đuổi, phản ứng nhanh trước mọi trường hợp trên đường phố. 

Trái ngược với hai loại xe còn lại, Police Pursuit Vehicles (PPV) được các hãng sản xuất xe hơi chú trọng hơn vì chúng không đòi hỏi các yêu cầu đặc biệt về kích thước, tính năng. Như đã nói, cảnh sát Mỹ thường sử dụng xe ô tô đến từ ba nhà sản xuất nội địa là Ford, General Motors (Chevrolet), Chrysler (Dodge).

Nhật Bản nổi tiếng tại Việt Nam cũng như thế giới với những dòng xe đến từ nhà sản xuất Toyota, Nissan... Vì thế, dễ hiểu khi thấy cảnh sát nước này lái những dòng xe đến từ các nhà sản xuất nội địa. 

Toyota Crown (trái) và Nissan Cedric. (Ảnh: CarfromJapan)

Ngoài những chiếc Nissan R34 GTR nổi tiếng với tốc độ y như một con quái thú, cảnh sát Nhật Bản còn gắn liền với hình ảnh ô tô Toyota Crown nổi bật với hình vương miện ở đầu xe. Bên cạnh đó, cảnh sát xứ sở mặt trời mọc cũng thường sử dụng xe đến từ các nhà sản xuất nội địa khác như Subaru, Honda, Madza...

Huyndai là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Hàn Quốc, lọt top 5 hãng bán xe của thế giới. Tập đoàn này có nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tại Ulsan với công suất lên tới 1,6 triệu xe/năm và cũng người dân Việt Nam cũng không hề xa lạ gì với những logo có hình chữ H - ký tự đầu tiên trong tên gọi "Huyndai". 

Điểm chung thú vị giữa xe cảnh sát ở Mỹ, Nhật, Hàn với xe Vinfast Lux A2.0 dành cho CSGT Việt Nam - Ảnh 4.

Một chiếc Huyndai Sonata được cảnh sát Hàn Quốc sử dụng. (Ảnh: CarsCommon).

Với vị thế của mình, dễ hiểu vì sao Huyndai chiếm đa số xe của đội ngũ cảnh sát xứ sở Kim Chi. Từ xe tuần tra tới những chiếc xe có nhiều chỗ ngồi hơn, lực lượng cảnh sát Hàn Quốc hầu như đều sử dụng thương hiệu "quê nhà" Huyndai. Một số dòng xe phổ biến gồm: Huyndai Sonata; Huyndai Elantra; Huyndai Avante...

Nhìn chung, hầu như lực lượng cảnh sát ở nhiều quốc gia khác đều sử dụng các dòng xe đến từ các nhà sản xuất nội địa. Ngoài Mỹ, Nhật, Hàn, các quốc gia như Đức hay Pháp, Nga cũng đều dùng xe trong nước. Đức nổi tiếng với BMW, Audi, Volkswagen, Mercedes trong khi Pháp có Peugeot, còn Nga với "huyền thoại" Lada. 

Việc đội ngũ cảnh sát sử dụng xe nội địa không chỉ làm gia tăng hình ảnh của hãng đối với thị trường trong nước mà còn làm đẹp hình ảnh trước mắt cộng đồng quốc tế, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc. 

Ngoài xe dành cho CSGT, tháng 10 năm ngoái, VinFast cũng đã bàn giao 70 chiếc SUV Lux SA2.0 cho Bộ Công an để làm xe chỉ huy chiến đấu và phục vụ các sự kiện quan trọng. Tất cả đều là xe VinFast Lux SA2.0 màu đen, được gắn đèn, còi hụ theo quy chuẩn của Bộ Công an.

Trước Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ cũng đã chọn xe VinFast làm phương tiện di chuyển chính thức, đưa đón nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao tại hội nghị cấp cao ASEAN 2020. Gần 400 xe VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 đã được chọn để chuyên chở đại sứ các nước.

Nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ về xe VinFast tại ASEAN 2020: "Khi tổ chức các sự kiện lớn trước đây như APEC, chúng ta vẫn nhận tài trợ từ các hãng xe nước ngoài. Lần này, khách quốc tế sẽ ngồi trên chiếc xe do chính Việt Nam sản xuất, đây là một niềm tự hào của chúng ta".

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/xe-vinfast-duoc-bien-che-cho-canh-sat-giao-thong-viet-nam-chi-ra-diem-chung-voi-my-nhat-hay-han-quoc-20210819120356251.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/