Vũ khí tối thượng để chấm dứt cuộc chiến dầu mỏ của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang liên tục đối mặt với những lời kêu gọi từ thượng nghị sĩ và nghị sĩ nhằm áp lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Arab Saudi, Nga và các nước thành viên thuộc OPEC khác nhằm chấm dứt chiến tranh dầu mỏ.

Đề xuất trên được đưa ra không phải vì ngành sản xuất dầu đá phiến Mỹ gặp khó khăn với mức giá dầu thấp, mà vì để có thể đối phó với khủng hoảng hiện nay, chi phí vốn của Mỹ sẽ phải giảm bằng với lượng mà lần gần nhất Arab Saudi áp dụng trong giai đoạn 2014 - 2016.

Tại thời điểm đó, ngành dầu đá phiến Mỹ đã giành chiến thắng, và lần này cũng vậy (cùng với Nga). Tuy nhiên, chính quyền tổng thống Mỹ cũng được giới chuyên gia tư vấn cho một loại vũ khí tối thượng có thể khiển Arab Saudi chấm dứt chiến tranh dầu mỏ ngay lập tức, theo nguồn tin của OilPrice.com ở Washington.

Vũ khí đó là “NOPEC Bill Bomb”, nghĩa là “Đạo luật không hợp tác sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ”. Lần gần nhất mà phía Mỹ sử dụng vũ khí này là vào tháng 10/2018 khi Arab Saudi duy trì giá dầu thô Brent ở mức trên 70 USD/thùng kể từ tháng 3.

Việc giá dầu Brent duy trì ở mức này được chính quyền tổng thông Mỹ cho là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hơn là số lợi nhuận mà ngành dầu đá phiến thu được. 

Cụ thể, nếu giá dầu thô cứ thay đổi khoảng 10 USD sẽ dẫn tới giá xăng thay đổi khoảng 25 - 30 US cent/gallon, và nếu giá xăng thêm chỉ 1 US cent/gallon thì chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ mỗi năm sẽ thiệt hại khoảng 1 tỉ USD.

Như ông Bob McNally, từng là nhà tư vấn năng lượng cho nguyên Tổng thống Mỹ George W. Bush, nhận định: "Chả có điều gì có thể khiến một tổng thống Mỹ kinh hoàng hơn việc giá nhiên liệu [xăng] tăng vọt".

Vũ khí tối thượng để chấm dứt cuộc chiến dầu mỏ của ông Trump - Ảnh 1.

Ảnh: World-Energy.

Trong bất kì năm nào khác, đây là một tin xấu cho tổng thống đương nhiệm tại Nhà Trắng, nhưng vào tháng 3/2018, khi Mỹ đang chuẩn bị áp đặt lại lệnh trừng phạt lên Iran thì chỉ vài tháng sau đó, có vẻ như Arab Saudi đang lợi dụng vị thế của Mỹ thay vì hỗ trợ như một đồng minh quan trọng nhất.

Điều này xảy ra khi phía Mỹ lo ngại Arab Saudi quá phụ thuộc vào Nga sau thỏa thuận OPEC+ và lắng nghe quá nhiều tư vấn từ Nga.

Với việc giá dầu thô Brent từ tháng 3 đến tháng 10/2018 luôn giữ trên mức 70 USD/thùng và lên tới gần 85 USD/ thùng vào tháng 9 và chưa có dầu hiệu dừng lại, Tổng thống Trump cảnh báo nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, Arab Saudi có thể rơi vào khủng hoảng. Đây cùng là thời điểm quốc gia Trung Đông vẫn còn nằm trong Đạo luật NOPEC.

Đạo luật NOPEC sẽ khiến cho hành động giả tạo giảm sản xuất dầu (và khí đốt) hay định giá, như điều OPEC và Arab Saudi thực hiện ở thời điểm hiện tại, trở nên phi pháp, đồng thời ngăn cản Nga hồi sinh OPEC+. 

Dự luật cũng sẽ ngay lập tức loại bỏ quyền miễn trừ chủ quyền đang tồn tại ở các tòa án Mỹ đối với OPEC nói chung và các nước thành viên nói riêng.

Điều này sẽ khiến Saudi Arabia bị kiện theo luật chống độc quyền hiện có của Mỹ, với tổng mức phạt ước tính tương đương 1.000 tỉ USD giá trị các khoản đầu tư tính riêng ở Mỹ. 

Sau đó Mỹ sẽ có quyền đóng băng hợp pháp tất cả tài khoản ngân hàng của Arab Saudi ở Mỹ, xiết tài sản tại Mỹ, ngăn chặn toàn bộ việc sử dụng đồng USD của người Saudi Arabia ở bất cứ đâu trên thế giới (dầu được giao dịch chủ yếu bằng USD), rồi đến lượt Aramco và tài sản, cũng như quĩ của công ty dầu khí nhà nước lớn nhất Arab Saudi. 

Điều này nghĩa là Aramco có thể được yêu cầu tách ra thành các công ty nhỏ hơn, điều không được coi là phá vỡ các qui tắc cạnh tranh trong ngành dầu, khí đốt và hóa dầu hoặc ảnh hưởng đến giá dầu. 

Tính tới thời điểm hiện tại Đạo luật này đã được đưa qua các ban ngành và gần như được thông qua cho đến khi bị ông Trump phủ quyết vì phía Arab Saudi đã nghe theo chỉ đạo của ông.

Ngoài ra, ông Trung cũng đổ lỗi của OPEC vì đợt giá dầu tăng trong nhiều tháng của năm 2018: “Với lượng dầu đạt kỉ lục ở mọi nơi, gồm cả trên những con tàu ngoài chở dầu ngoài khơi, mức giá dầu hiện tại là quá cao. Điều này là không thế chấp nhận được!”, và rằng OPEC đang hủy hoại cả thế giới với hành động này. 

Tháng 9/2018, trả lời các phóng viên khi được hỏi về Đạo luật NOPEC, ông Trump cho biết: “Mỹ rất sẵn lòng tham gia một thị trường dầu mỏ có sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Chúng tôi không ủng hộ các hành động mang tính phá hoại thị trường, gồm việc hợp tác giữa các quốc gia xuất khẩu dầu lớn".

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/vu-khi-toi-thuong-de-cham-dut-cuoc-chien-dau-mo-cua-ong-trump-20200329020046817.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/