Tốc độ lây lan chóng mặt của dịch tả heo châu Phi (ASF)

Gần một tuần sau khi dịch tả heo châu Phi (ASF) chính thức được xác nhận tại Việt Nam, liên tiếp có thêm các tỉnh, thành báo cáo bùng phát bệnh dịch nguy hiểm gây tử vong gần như 100% ở cả heo nuôi và heo rừng. 

Sau khi Hưng Yên và Thái Bình được xác nhận 8 ổ dịch nhiễm ASF, hai tỉnh mới công bố bùng phát dịch nguy hiểm ở heo gồm Hải Phòng hôm 22 và Thanh Hóa hôm 23/2. Như vậy, chưa tới một tuần, virus ASF đã lây lan từ phía đông Bắc Bộ xuống cực Bắc của Trung Bộ.

Trường hợp tại Hải Phòng được phát hiện tại một trang trại chăn nuôi hộ gia đình tại huyện Thủy Nguyên với 2/5 mẫu bệnh phẩm được kiểm tra, xét nghiệm có dương tính với virus ASF.

Tại Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết đã tiêu hủy 226 con heo nhiễm bệnh và tổ chức khoanh vùng, thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan hay vận chuyển heo bệnh ra khỏi vùng dịch.

Trước đó, ngày 17/2, Bộ trưởng Nông nghiệp Emmanuel F. Piñol tuyển bố cấm nhập khẩu thịt heo và sản phẩm thịt heo từ Việt Nam sau khi các báo cáo cho biết nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) đã phát hiện thịt heo nhập khẩu từ Việt Nam xét nghiệm dương tính với virus ASF.

Theo báo Lao động, một số vùng đang có nghi vấn nhiễm dịch cần xác minh vì hiện tượng heo nái chết bất thường, số lượng lớn gồm Lạng Giang, Bắc Giang và khu vực Hưng Yên tiếp giáp với Bắc Ninh (chưa rõ địa chỉ cụ thể).

Ngoài ra, khu vực Phú Thọ chuyên nhập heo sữa từ Trung Quốc về nuôi cũng có nguy cơ bị xâm nhiễm rất lớn.

toc do lay lan chong mat cua dich ta heo chau phi asf
Ảnh minh họa.

Bài học từ Trung Quốc

Dịch ASF lần đầu được phát hiện tại Thẩm Dương, Trung Quốc vào đầu tháng 8/2018 với 47 con heo bị nhiễm bệnh, và tất cả đều tử vong.

Tính đến tháng 2/2019, 6 tháng kể từ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát, nhà sản xuất heo lớn nhất thế giới đã báo cáo phát hiện dịch ASF tại 26 tỉnh, thành với gần một triệu con heo bị tiêu hủy.

Có thể thấy, dù Trung Quốc đã triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng và chống dịch ASF, gồm cả việc cấm vận chuyển heo, các sản phẩm từ heo trong tỉnh và liên tỉnh kể từ khi dịch bùng phát, song vẫn không thể kiếm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, người chăn nuôi cần cẩn trọng trong việc xuất bán heo, tránh bán tháo ồ ạt dẫn tới dễ lây lan dịch bệnh; đồng thời thực hiện theo qui định và yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Để ngăn chặn dịch ASF lây lan, Cục Thú y đề nghị người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ heo thực hiện “5 KHÔNG” theo đúng quy định của Luật thú y gồm không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi heo.

toc do lay lan chong mat cua dich ta heo chau phi asf Thêm tỉnh Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch tả heo Châu Phi, đã tiêu hủy 226 con

Thông tin từ Sở NN&PTNT Thanh Hóa, một ổ dịch tả heo Châu Phi (DTLCP) vừa được phát hiện. Cơ quan chức năng đã tiêu ...

toc do lay lan chong mat cua dich ta heo chau phi asf Thủ phủ nuôi heo Đồng Nai sau lo giá đến lo dịch tả heo châu Phi

Đồng Nai hiện là địa phương có đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 2,5 triệu con. Do đó, nếu dịch AFS bùng phát ...

toc do lay lan chong mat cua dich ta heo chau phi asf Sau Hưng Yên và Thái Bình, Hải Phòng đã bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi

Theo nguồn tin mà Lao Động có được, ngoài các ổ dịch tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, thêm một địa phương khác đã ...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/toc-do-lay-lan-chong-mat-cua-dich-ta-heo-chau-phi-asf-121460.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/