Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) là gì? Các nguyên tắc cốt lõi

Thuyết tiền tệ hiện đại (tiếng Anh: Modern Monetary Theory) là một khuôn khổ kinh tế vĩ mô không chính thống nói rằng các quốc gia có quyền tối cao về tiền tệ không bị hạn chế hoạt động bởi các khoản thu khi nói đến chi tiêu của chính phủ liên bang.

Thuyết tiền tệ hiện đại

Hình minh họa

Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory)

Khái niệm

Thuyết tiền tệ hiện đại trong tiếng Anh là Modern Monetary Theory; viết tắt là MMT.

Thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) là một khuôn khổ kinh tế vĩ mô không chính thống nói rằng các quốc gia có quyền tối cao về tiền tệ như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Canada không bị hạn chế hoạt động bởi các khoản thu khi nói đến chi tiêu của chính phủ liên bang. Nói cách khác, các chính phủ như vậy không cần thuế hoặc đi vay để chi tiêu vì họ có thể in tiền khi họ cần và là nhà phát hành tiền độc quyền.

MMT thách thức niềm tin thông thường về cách chính phủ tương tác với nền kinh tế, bản chất của tiền, sử dụng thuế và tầm quan trọng của thâm hụt ngân sách. Những người tin tưởng và ủng hộ nói rằng có một sự tồn tại từ thời kì tiêu chuẩn vàng và không còn chính xác, hữu ích và cần thiết nữa.

MMT được sử dụng trong các cuộc tranh luận chính sách để bàn về luật pháp tiến bộ hơn như chăm sóc sức khỏe toàn cầu và các chương trình công cộng đắt tiền khác mà chính phủ tuyên bố là không có đủ ngân sách cho việc này.

Các nguyên tắc cốt lõi của thuyết tiền tệ hiện đại

- Theo MMT, một khoản nợ lớn của chính phủ không phải là tiền thân của sự sụp đổ mà ta đã từng tin, các quốc gia như Hoa Kỳ có thể duy trì thâm hụt lớn hơn nhiều mà không cần quan tâm tới các khoản thâm hụt và thực tế thâm hụt hoặc thặng dư nhỏ có thể cực kì gây hại lớn và suy thoái vì chi tiêu thâm hụt là thứ tạo ra tiết kiệm của mọi người.

Mặc dù những người ủng hộ lí thuyết cho rằng lạm phát về mặt lí thuyết là kết quả có thể xảy ra từ việc chi tiêu như vậy, tuy nhiên điều đó rất khó xảy ra và có thể chống lại các quyết định chính sách trong tương lai nếu được yêu cầu. Họ thường lấy ví dụ về Nhật Bản có nợ công cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Theo MMT, giới hạn duy nhất của chính phủ khi chi tiêu là sự sẵn có của các nguồn lực thực sự, như công nhân, vật tư xây dựng, v.v... Khi chi tiêu của chính phủ là quá lớn đối với các nguồn lực sẵn có, lạm phát có thể tăng nếu các nhà cầm quyền không cẩn thận.

- Thuế tạo ra nhu cầu liên tục về tiền tệ và là một công cụ để rút tiền ra khỏi nền kinh tế đang trở nên quá nóng, MMT nói. Điều này đi ngược lại với ý tưởng thông thường rằng thuế chủ yếu nhằm cung cấp cho chính phủ tiền để chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, tài trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội, v.v...

- MMT nói rằng chính phủ không cần bán trái phiếu để vay tiền, vì đó là tiền mà chính họ có thể tự tạo ra. Chính phủ bán trái phiếu để rút dự trữ vượt mức và đạt mục tiêu lãi suất qua đêm. Do đó, sự tồn tại của trái phiếu, mà Mosler gọi là "tài khoản tiết kiệm tại Fed", không phải là một yêu cầu đối với chính phủ mà là một lựa chọn chính sách.

- Thất nghiệp là kết quả của việc chính phủ chi quá ít trong khi thu thuế. Những người tìm kiếm việc làm và không thể tìm được việc làm trong khu vực tư nhân nên được nhận mức lương tối thiểu, công việc chuyển đổi được tài trợ bởi chính phủ và được quản lí bởi cộng đồng địa phương. Lao động này sẽ hoạt động như một cổ phiếu đệm để giúp chính phủ kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thuyet-tien-te-hien-dai-modern-monetary-theory-la-gi-cac-nguyen-tac-cot-loi-20191031115044743.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/