Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (Online to Offline Commerce) là gì?

Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (tiếng Anh: Online to Offline Commerce, viết tắt: O2O) là mô hình kinh doanh thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến để tới mua hàng tại các cửa hàng thực tế.

5d242e33bd5f3

Hình minh họa. Nguồn: dare2compete.com

Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến

Khái niệm

Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến trong tiếng Anh là Online to Offline Commerce, viết tắt là O2O hoặc O2O commerce.

Thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (O2O) là một chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến tới mua hàng trong các cửa hàng thực tế. 

O2O nhắm đến khách hàng trong không gian mạng, chẳng hạn như qua email và quảng cáo trên Internet, sau đó sử dụng nhiều công cụ và phương pháp tiếp cận để lôi kéo khách hàng rời khỏi không gian trực tuyến.

Loại chiến lược này được sử dụng kết hợp các kĩ thuật trong Marketing trực tuyến với các kĩ thuật được sử dụng trong hoạt động Marketing các cửa hàng truyền thống.

Cách hoạt động của O2O

Các nhà bán lẻ từng lo ngại rằng họ sẽ không thể cạnh tranh với các công ty thương mại điện tử bán hàng hóa trực tuyến, đặc biệt là về giá cả và các lựa chọn. Các cửa hàng vật lí đòi hỏi chi phí cố định cao (như tiền thuê nhà) và nhiều nhân viên để hoạt động và vì có không gian hạn chế, chúng không thể cung cấp nhiều lựa chọn hàng hóa.

Các nhà bán lẻ trực tuyến có thể cung cấp nhiều lựa chọn mà không phải trả tiền cho nhiều nhân viên và chỉ cần sử dụng các công ty vận chuyển để bán hàng hóa.

Một số công ty có cả các trang web bán hàng và cả cửa hàng thực tế, và coi hai kênh bán hàng khác nhau này là các phần bổ sung thay vì đối thủ cạnh tranh. 

Mục tiêu của O2O là tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, cho phép khách hàng tiềm năng nghiên cứu các dịch vụ khác nhau và sau đó ghé thăm cửa hàng truyền thống địa phương để mua hàng. 

Các kĩ thuật mà các công ty thương mại O2O có thể sử dụng bao gồm lấy hàng đã đặt trên mạng tại cửa hàng, cho phép trả lại các mặt hàng đã mua trực tuyến tại cửa hàng thực và cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến trong khi đang ở cửa hàng thực.

Sự trỗi dậy của thương mại O2O không loại bỏ những lợi thế của các công ty thương mại điện tử. Các công ty có cửa hàng chính thống vẫn sẽ có những khách hàng ghé thăm cửa hàng chỉ để xem liệu một mặt hàng có kích cỡ hoặc có vẻ ngoài thực tế sản phẩm, hoặc để so sánh giá cả rồi cuối cùng lại thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến (còn gọi là Showrooming). 

Do đó, đích đến của O2O là thu hút loại khách hàng sẽ đi bộ hoặc tự lái xe đến cửa hàng thay vì chờ hàng đóng gói chuyển đến trước nhà.

Xu hướng của thương mại O2O

Dự kiến, hơn 80% doanh số bán lẻ vẫn sẽ được thực hiện tại các địa điểm thực vào năm 2020. Và mặc cho những nỗ lực của các trang web thương mại điện tử, chỉ có khoảng 8% doanh số bán lẻ được thực hiện trực tuyến. 

Thương vụ mua lại Whole Food trị giá 13,7 tỉ USD của Amazon trong năm 2017 cho thấy công ty hàng đầu thế giới trong thương mại trực tuyến đang đặt cược vào không gian cửa hàng vật lí. 

Ngoài Amazon, top 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đều là các công ty kinh doanh trong các cửa hàng ngoại tuyến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà bán lẻ truyền thống không có sự phòng ngừa. 

Wal-mart đã chi rất nhiều để thu hẹp khoảng cách giữa người dùng trực tuyến và các địa điểm bán lẻ, bao gồm cả việc mua công ty thương mại điện tử Jet.com năm 2016. 

Có khoảng 80% người tiêu dùng nghiên cứu các mặt hàng trực tuyến trước khi mua hàng và người ta có thể thấy rằng tương lai của ngành bán lẻ nằm ở sự hội tụ giữa bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến.

(Theo investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thuong-mai-truc-tuyen-toi-ngoai-tuyen-online-to-offline-commerce-la-gi-20191007142756193.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/