Thống đốc Lê Minh Hưng: Tăng cường tiềm lực tài chính cho các TCTD để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu

Cùng với đó, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng cho rằng Chính phủ, NHNN tiếp tục giữ được mặt bằng lãi suất như thời gian vừa qua, nếu có thể thì tìm cách giảm lãi suất đối với lĩnh vực ưu tiên.

thong doc le minh hung tang cuong tiem luc tai chinh cho cac tctd de day manh qua trinh tai co cau Tranh thủ ổn định vĩ mô để đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế
thong doc le minh hung tang cuong tiem luc tai chinh cho cac tctd de day manh qua trinh tai co cau Bảo hiểm tiền gửi sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD
thong doc le minh hung tang cuong tiem luc tai chinh cho cac tctd de day manh qua trinh tai co cau
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng

Cần tăng cường tiềm lực tài chính cho các TCTD để đẩy mạnh tái cơ cấu

Báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua trong cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia quý III/2018, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều hành giữ được ổn định lãi suất, ổn định được thanh khoản, ổn định tỉ giá, giữ được nền tảng vĩ mô…

Về tiến trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua cũng đã triển khai rất mạnh, nền tảng của hệ thống đã tốt lên rất nhiều, tốc độ xử lý nợ xấu của các TCTD cũng rất tốt, chỉ sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội, NHNN đã chỉ đạo quyết liệt, đưa con số nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu của hệ thống giảm mạnh”.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu các TCTD, Thống đốc đề cập đến vấn đề tiềm lực tài chính của các TCTD trong quá trình tái cơ cấu. Thống đốc cho biết, hiện nay Chính phủ cũng đang xem xét để tăng cường tiềm lực tài chính cho các TCTD, nhưng cũng phải đảm bảo các TCTD kiểm soát được tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản rủi ro.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao điều hành của NHNN thời gian qua đã rất chủ động, linh hoạt, nhất là về ổn định tỉ giá, lãi suất, tín dụng xuất khẩu. Trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, nhiều quốc gia có xu hướng tăng lãi suất thì lãi suất ở trong nước vẫn tiếp tục được điều hành ổn định.

Tình hình tỷ giá cũng có áp lực nhất định nhưng NHNN đã kịp thời điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền VND hợp lý, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nên thanh khoản thị trường vẫn bảo đảm, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác trong đó có chính sách tài khoá để ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu Chính phủ, giảm chi phí vay vốn cho ngân sách nhà nước,...

Tìm cách giảm lãi suất đối với lĩnh vực ưu tiên

Các thành viên Hội đồng nhận thấy điều hành chính sách tiền tệ, tài chính quốc gia còn gặp nhiều thách thức do độ mở của nền kinh tế rất lớn, chịu ảnh hưởng của các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới; điều hành tỷ giá, lãi suất có nhiều yếu tố khó lường khi chiến tranh thương mại leo thang; tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn.

Hội đồng cũng cho rằng Chính phủ, NHNN tiếp tục giữ được mặt bằng lãi suất như thời gian vừa qua, nếu có thể thì tìm cách giảm lãi suất đối với lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục linh hoạt trong điều hành tỷ giá; điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các TCTD, gia tăng sức chống chịu cho hệ thống này, có lưu ý đề xuất tăng vốn cho các ngân hàng thương mại.

Mục tiêu giữ lạm phát ở khoảng 3,7% – 3,95%

Đánh giá kinh tế vĩ mô trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018 vẫn ổn định theo đúng định hướng đã nêu tại Nghị quyết 01 của Chính phủ, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, thương mại trên thế giới gia tăng, FED tăng lãi suất,…

Điều này được thể hiện ở tăng trưởng GDP khá đều trong những năm qua, đặc biệt trong 9 tháng năm 2018 là 6,98%, cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 trở lại đây và cao hơn mục tiêu đề ra. Cùng với đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao.

Phó Thủ tướng nhận định việc điều hành chỉ số giá các tháng còn lại của năm có yếu tố thuận lợi là đi đúng hướng kịch bản đã xây dựng; lạm phát cơ bản đang ở mức thấp, áp lực về tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt hơn; cung tiền cũng như tín dụng được điều hành thận trọng, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng; áp lực từ điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý từ nay đến cuối năm không lớn…

Tuy nhiên, cũng có những nhân tố tiếp tục phải theo dõi, cập nhật, nhất là giá cả thế giới, đặc biệt giá dầu “đứng” ở mức cao, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng. Mục tiêu giữ lạm phát của năm 2018 ở khoảng 3,7% – 3,95%.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thong-doc-le-minh-hung-tang-cuong-tiem-luc-tai-chinh-cho-cac-tctd-de-day-manh-qua-trinh-tai-co-cau-92156.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/