Startup nên tạm gác giấc mơ 'kì lân' để trở thành lạc đà trong giai đoạn hậu COVID-19

Chuyên gia kinh tế của Đại học Havard khẳng định các công ty startup trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 nên chuẩn bị vận hành như lạc đà thay vì tham vọng hóa kì lân.

Thế giới đã thay đổi. Sau đại dịch Covid-19 và cuộc suy thoái toàn cầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà phát minh, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đều đang trải qua giai đoạn 'bình thường mới' với vô số điều kiện đầy thách thức trên thị trường. Vậy làm thế nào để các công ty startup có thể tồn tại trong điều kiện này khi hoàn toàn bị động?

Tình hình mới đặc biệt khó khăn đối với Thung lũng Silicon - nơi được xem là cái nôi của những ' lân' khởi nghiệp có trị giá hơn một tỉ USD. Tăng trưởng nhanh chóng đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc và vấn đề hiện nay là phương pháp phát triển bằng mọi giá mà Thung lũng Silicon đặc biệt ưa chuộng chỉ phát huy hiệu quả ở những thị trường tăng giá mạnh nhất, trong những điều kiện tối ưu nhất.

Nhưng những hệ sinh thái kinh doanh nằm ngoài khu vực Bay Area, nơi các công ty khởi nghiệp ít có khả năng tiếp cận vốn hoặc nguồn nhân lực chuyên môn giỏi và đặc biệt ở nhiều thị trường mới nổi, nền kinh tế quốc gia khó lường và khắc nghiệt rất nhanh chóng và dễ dàng hạ gục các startup non trẻ. 

Theo các chuyên gia kinh tế tại Havard, thay vì tham vọng làm  lân, lạc đà mới là linh vật phù hợp cho giai đoạn này. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần thức ăn, thách thức cái nóng như thiêu đốt của sa mạc và thích nghi với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu. 

Những chú 'lạc đà khởi nghiệp' cung cấp cho các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề nhiều bài học quý giá về cách sinh tồn qua khủng hoảng cũng như duy trì và phát triển trong điều kiện bất lợi, dù phép ẩn dụ này có thể không hào nhoáng như kì lân. Vậy bí quyết để trở thành lạc đà là gì?

"Startup phải làm lạc đà, đừng tham vọng làm kì lân!" - Ảnh 1.

Một bước phát triển nhảy vọt quá nhanh cũng là rủi ro lớn với các startup trong giai đoạn suy thoái. Ảnh: Forbes

Cân bằng thay vì đốt cháy

Lạc đà không quan tâm đến chiến lược "chớp nhoáng": nhanh chóng xây dựng doanh nghiệp và ưu tiên tốc độ hơn hiệu quả để theo đuổi quy mô lớn. Họ cũng có tham vọng phát triển như bất doanh nghiệp nào ở Thung lũng Silicon nhưng họ theo đuổi cách tăng trưởng cân bằng hơn, bao gồm 3 yếu tố chính.

Định giá phù hợp ngay từ đầu

Đầu tiên, startup ở các thị trường đang phát triển không cung cấp sản phẩm miễn phí hoặc được trợ giá để duy trì tăng trưởng, dẫn đến tình trạng "tỉ lệ cháy hàng" cao. Thay vào đó, họ tính phí khách hàng theo giá trị sản phẩm ngay từ đầu. Lạc đà hiểu rằng giá bán không phải là rào cản đối với tăng trưởng mà là một tính năng của sản phẩm phản ánh vị trí thị trường và chất lượng của thương hiệu.

Quản chi phí thông qua vòng đời 

Để đáp ứng theo cách định giá ở trên, startup lạc đà sẽ quản chi phí thông qua vòng đời của công ty để phù hợp với đường cong tăng trưởng dài hạn. Matt Glotzbach, Giám đốc điều hành của Quizlet, một công ty hỗ trợ học tập và giáo dục trực tuyến, áp dụng rất thành công chiến lược này trong chi phí mua lại và vận hành. 

Ông chia sẻ: "Ai cũng muốn có một doanh nghiệp tồn tại qua tình huống xấu. Đối với tôi, khả năng phục hồi có hai yếu tố là tính kinh tế của doanh nghiệp đối với người dùng và nhà sáng lập đầu tư cho số lượng nhân viên trước đường cong doanh thu để thúc đẩy tăng trưởng ở mức nào. Chúng tôi đưa ra quyết định có tính toán và vọng vào các khoản đầu tư. Nếu chúng tôi đúng, chúng tôi sẽ phát triển đáng kể và nếu chúng tôi sai, chúng tôi sẽ không bị thiệt hại quá lớn".

Thay đổi quỹ đạo

Kiểm soát tốt những cú sốc tài chính trong giai đoạn đầu khởi nghiệp sẽ chuẩn bị cho các công ty mới vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt nhất về lâu dài. Nhóm công ty khởi nghiệp điển hình ở Thung lũng Silicon có quỹ đạo tiền mặt được gọi là "thung lũng chết" rất sâu - thể hiện khoản lỗ lớn trước khi đạt được lợi nhuận. 

Dòng tiền của nhóm công ty khởi nghiệp lạc đà rất khác. Tất nhiên, lạc đà không tránh né các cú tăng trưởng nhảy vọt hoặc tài trợ vốn mạo hiểm nhưng quỹ đạo mở rộng và tỉ lệ đốt tiền của họ sẽ thấp hơn đáng kể. 

Grubhub là một startup phát triển theo hướng có kiểm soát, chỉ chọn nhập cuộc và đầu tư (thường bằng cách huy động vốn mạo hiểm) khi có sẵn cơ hội trong tay. Sau mỗi bước đột phá, tính bền vững (và thường là khả năng sinh lời) sẽ lại nằm trong tầm kiểm soát cần thiết. Sự khác biệt ở đây là các startup lạc đà luôn nỗ lực thích ứng với quỹ đạo tăng trưởng bất thường và quay trở lại hoạt động kinh doanh bền vững ngay sau đó.

Lạc đà sẽ đi một chặng đường dài

Những người sáng lập Frontier hiểu rằng xây dựng công ty không phải là nỗ lực ngắn hạn. Đối với nhiều người, đột phá không đến ngay lập tức mà xảy ra muộn hơn trong dòng đời của doanh nghiệp. 

Sinh tồn thường là chiến lược chính kéo dài thời gian xây dựng mô hình kinh doanh, tìm ra một sản phẩm gây được tiếng vang trên thị trường và phát triển các hoạt động có thể mở rộng quy mô. Không thể né tránh cạnh tranh nhưng cuộc đua này dành cho người cuối cùng về đến đích, không phải là người vọt lên nhanh nhất.

Quizlet vừa huy động được 30 triệu USD tại vòng Series C, được định giá 1 tỉ USD vào tháng 5/2020. Công ty đã không nhận bất khoản tài trợ nào cho đến năm 2015, khi chỉ huy động vỏn vẹn 12 triệu USD sau 10 năm kinh doanh. 

Theo đuổi triết  kinh doanh chậm mà chắc, Glotzbach khẳng định đó là thứ đã cứu Quizlet thoát khỏi cơn bão suy thoái: "Tôi thực sự tin rằng nếu Quizlet huy động được một số vốn lớn trước đó thì có thể chúng tôi đã phá sản. Rủi ro của quá nhiều vọng và rót vốn sớm là ép doanh nghiệp 'chín sớm'. Hướng đến triển vọng dài hạn mới là điều quan trọng thay vì nhận về những món lợi nhuận đầy rủi ro".

Chiều rộng và chiều sâu cho khả năng phục hồi

Các doanh nhân hoạt động ở tuyến đầu phải đối mặt với những hạn chế đặc thù nhưng điều này có thể trở thành lợi thế trong thời khó khăn. Do các startup thường bắt nguồn từ những thị trường nhỏ không đủ lực để phát triển và duy trì doanh nghiệp, họ buộc phải nhắm đến thị trường toàn cầu hoặc nhiều thị trường ngay từ đầu. 

Ví dụ, Frontier Car Group, một nền tảng bán ô tô cũ khá nổi tiếng, đã chào bán tại 5 thị trường khác nhau. Ở một số quốc gia, sản phẩm đạt được thành công nhất định nhưng ở những quốc gia khác thì không và họ đã học được những bài học quý giá trong suốt quá trình này để đóng cửa những thị trường không phù hợp. Nếu công ty đặt tất cả nguồn lực vào duy nhất một quốc gia ban đầu, họ có thể đã thất bại.

Tương tự như vậy, do thiếu cơ sở hạ tầng hoặc hệ sinh thái cho sản phẩm và dịch vụ, các startup thường phải đi sâu và xây dựng hệ thống hỗ trợ cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc họ có nhiều ngành nghề kinh doanh và sản phẩm cũng như một hệ sinh thái dịch vụ ngay từ ngày đầu. 

Trường hợp của Guiabolso, một nền tảng phần mềm giúp người dùng ở Brazil hiểu tình hình tài chính cá nhân để quản tốt hơn, là ví dụ điển hình. 

Không có được lợi thế như các đối thủ phát triển trong hệ sinh thái hiện đại hơn, Guiabolso phải xây dựng tầng kết nối ngân hàng của riêng họ ở những nơi chưa có công nghệ này, cung cấp thông tin chi tiết về mức độ tín dụng mà không có cơ sở chấm điểm tín dụng quốc gia chính xác và khởi động thị trường sản phẩm để khách hàng mới dễ dàng tận dụng tối đa hiểu biết về tài chính của họ.

Tất nhiên, các doanh nhân không thể và không nên đi quá xa theo chiến lược danh mục đầu tư rộng và sâu này. Xây dựng một công ty khởi nghiệp đã vô cùng khó khăn và việc chi tiêu quá mức trên nhiều phương diện là công thức dẫn đến sự tầm thường. Thay vào đó, những con lạc đà thành công chỉ sử dụng nguồn lực cho các hoạt động tự củng cố và tự cân bằng.

Bằng cách ưu tiên tăng trưởng cân bằng, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, cũng như đào sâu thị trường và đa dạng hóa sản phẩm để có khả năng phục hồi, nhóm startup lạc đà không chỉ sống sót qua nhiều cú sốc thị trường mà còn phát triển trong cả những giai đoạn tốt và xấu. 

Nhìn chung, họ biết cách biến nghịch cảnh thành lợi thế và khi chúng ta đang gồng mình chuẩn bị cho những thử thách khó khăn phía trước, câu trả lời không nằm ở những chú kì lân của Thung lũng Silicon mà đến từ những chú lạc đà thầm lặng.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/startup-nen-tam-gac-giac-mo-ki-lan-de-tro-thanh-lac-da-trong-giai-doan-hau-covid-19-20201017164407807.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/