Sản xuất máy ảnh hết thời, Fujifilm nhìn thấy cơ hội từ COVID-19

Người thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ của Fujifilm từ sản xuất máy ảnh sang lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ chính là ông Shigetaka Komoro, vị tổng giám đốc 80 tuổi.

Fujifilm vẫn xem họ là một nhà sản xuất máy ảnh, song tập đoàn có trụ sở ở Tokyo này đang nhìn thấy tương lai trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Viễn cảnh đã định hình rõ hơn vào tuần này khi các cơ quan chức năng Trung Quốc xác nhận Avigan, một loại thuốc chống cúm của Toyama Chemical (thuộc sở hữu của Fujifilm), tỏ ra có hiệu quả trong việc điều trị chủng mới của virus corona. Giá cổ phiếu của Fujifilm tăng 15% sau khi thông tin phát đi.

Với thời gian tồn tại 86 năm, chuyển đổi là một phần trong lịch sử của Fujifilm. Được thành lập từ năm 1934 trong vai trò một công ty sản xuất film cho máy ảnh ở Nhật Bản, Fujifilm sau đó lần lượt chuyển đổi sang sản xuất máy photocopy và camera, và đến nay là thuốc và thiết bị y tế.

ông Shigetaka Komoro

Dưới thời ông Shigetaka Komoro, Fujifilm liên tục chuyển đổi thông qua hoạt động thâu tóm và sáp nhập. Ảnh: Nikkei

Ở thời điểm hiện tại, mảng chăm sóc sức khoẻ đã chiếm 20% trong tổng doanh thu 2,5 nghìn tỉ yên (22,86 tỉ USD) của Fujifilm. Song, Fujifilm đang lên kế hoạch đưa con số này tăng gấp đôi trong 5 năm tiếp theo đồng thời đưa chăm sóc sức khoẻ thành cột trụ quan trọng tiếp theo của công ty, bên cạnh sản xuất máy photocopy.

Fujifilm từng thực hiện nhiều chuyển đổi lớn trước đó. Khi hợp tác cùng Xerox vào năm 1961, loại bỏ những công nghệ cũ kĩ, Fujifilm bắt đầu tiếp cận với công nghệ ảnh điện tử hiện vẫn đang được dùng phổ biến trong những chiếc máy photocopy.

Sau đó, Fujifilm tiếp tục tiếp cận với công nghệ ảnh kĩ thuật số, văn phòng phẩm và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Trong khi đó, đối thủ lớn một thời của Fujifilm là Eastman Kodak vẫn chỉ gắn chặt với mảng sản xuất film và phá sản năm 2012.

"Đà tăng trưởng ở Fujifilm sẽ được thúc đẩy ở mảng thiết bị y tế và dược phẩm sinh học", ông Tômki Komiya, nhà phân tích tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, chia sẻ.

Mảng chăm sóc sức khoẻ của Fujifilm chỉ mới nhen nhóm vào năm 2008 khi hãng này thâu tóm Toyama Chemical.

Vài năm trở lại đây, công ty bắt đầu mở rộng hoạt động trong lĩnh vực này bằng cách liên tục thâu tóm hoặc mua lại Cellular Dynamics International (Mỹ) vào năm 2015, Wako Pure Chemical (Nhật Bản) vào năm 2017, Biogen vào năm 2018 và bộ phận chẩn đoán bằng hình ảnh của Hitachi vào tháng 12 năm ngoái.

Người đứng đằng sau những thương vụ M&A nói trên không ai khác chính là Shigetaka Komoro, tổng giám đốc 80 tuổi của Fujifilm.

Là một người bạn nổi tiếng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Komori đang có cơ hội giúp đỡ thủ tướng Nhật Bản đối phó những dịch bệnh mới như virus corona chủng mới.

COVID-19 đang là thách thức về kinh tế chính trị nhất mà ông Abe phải đối mặt kể từ khi nhậm chức vào năm 2012. Nhật Bản cũng đang phải nỗ lực thuyết phục thế giới rằng Olympics mùa hè, diễn ra tại Nhật vào tháng 7 năm nay, vẫn sẵn sàng để tổ chức. Dù vậy, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn xem xét Avigan một cách thận trọng.

Ông Komori từng có thương vụ thâu tóm Xerox bất thành khi Carl Icahn, một cổ đông lớn của Xerox, cho rằng công ty này có giá trị lớn hơn mức giá đề nghị. Tranh cãi giữa hai người đã khiến liên doanh văn phòng phẩm Fuju Xerox đổ vỡ sau 57 năm hoạt động.

Mảng văn phẩm hiện đang chiếm 40% tỉ trong doanh thu của Fujifilm. Từ năm 2021, mảng kinh doanh này sẽ đổi sang một pháp nhân khác có tên Fujifilm Business Innovation, theo Nikkei.

Chiến lược M&A của Fujifilm thực tế phụ thuộc nhiều vào mảng kinh doanh văn phòng phẩm, mặc dù thực tế mảng này cũng khó có thể phát triển mạnh hơn trong thời đại người ta đang tiến dần đến những văn phòng không giấy tờ.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/san-xuat-may-anh-het-thoi-fujifilm-nhin-thay-co-hoi-tu-covid-19-20200320131335689.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/