Núp bóng tư vấn đầu tư, đẩy lãi vay lên trời

Ngoài các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, một số doanh nghiệp cũng thực hiện cho vay tiêu dùng tràn lan với lãi suất 'đội trời'.

Núp bóng tư vấn đầu tư, đẩy lãi vay lên trời - Ảnh 1.

Cho vay ngang hàng, vay qua mạng dễ biến tướng thành tín dụng đen ẢNH: NGỌC THẠCH

Lãi vay từ 110 - 700%

Các đơn vị này hầu như chỉ có giấy phép hoạt động kinh doanh về tư vấn tài chính hay tư vấn đầu tư do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp. Chẳng hạn như Công ty TNHH MTV tư vấn tài chính LGC cho vay 10 triệu đồng trong vòng 30 ngày, số tiền mà khách hàng phải thanh toán sau khoảng thời gian vay là 13,9 triệu đồng, mức lãi suất và phí tương ứng khoảng 39%/tháng (468%/năm).

Đặc biệt, trong 2 năm qua, ước tính có tới 40 công ty cho vay trực tuyến theo mô hình ngang hàng (P2P) ra đời và cung cấp dịch vụ dù đến hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa hề cấp phép cho bất kỳ công ty nào phát triển dịch vụ này. Phổ biến và có nhiều người vay tiền như tima.vn, vaymuon.vn, fiin.vn... Các đơn vị này đều quảng bá lãi suất cho vay từ 1,2 - 1,5%/tháng. Nhưng nếu cộng dồn các loại phí khác thì sẽ tương đương 9 - 10%/tháng, 110 - 120%/năm, gấp 5 - 6 lần lãi vay ngân hàng.

TS Bùi Quang Tín, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, nhận định các hoạt động của P2P hiện chưa được thống kê đầy đủ. Quan sát một sàn P2P như Tima cho thấy nhu cầu vay mượn tiền lẫn nhau của người dân hiện nay rất lớn, có thể nói tốc độ tăng trưởng từ 35 - 50%. Dân số trẻ VN chiếm khoảng 60% và nhu cầu tiêu dùng rất cao. Việc tiếp cận tín dụng tiêu dùng của người dân hiện nay còn nhiều hạn chế, khó khăn về thủ tục thẩm định, hồ sơ vay, đặc biệt là hình thức cho vay tín chấp, nhu cầu vay khoản tiền nhỏ. Đó là lý do tại sao người dân tìm đến những kênh vay mượn như P2P. Trong quá trình hoạt động, các công ty P2P xuất hiện biến tướng như huy động tài chính đa cấp lừa đảo, chiếm dụng vốn… Một số công ty tạo lập triển khai ứng dụng công nghệ tạo sàn để người cho vay và người đi vay gặp nhau nhưng cũng có công ty núp bóng đứng ra cho vay. Lãi suất cho vay trên các sàn này có nơi lên đến 700%/năm thì không thể chấp nhận.

Mất tiền, rủi ro lộ thông tin

Theo cảnh báo từ NHNN, quan hệ cho vay trực tiếp không phải hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân (không được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng) trong hoạt động P2P có thể coi là các giao dịch dân sự và không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật NHNN và luật Các tổ chức tín dụng.

Hoạt động P2P còn tiềm ẩn rủi ro như thông tin cá nhân của các bên tham gia có thể bị đánh cắp do lỗ hổng bảo mật; hệ thống lưu trữ thông tin của công ty P2P có thể bị chiếm quyền kiểm soát hoặc bị đánh sập bởi tin tặc. Một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố; hoặc biến tướng để huy động tài chính đa cấp; hoặc nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất cao, vượt xa mức trần lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay được quy định tại điều 468 bộ luật Dân sự năm 2015.

Lãi vay tiêu dùng cao ngất ngưởng Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng Hiểu kỹ vay tiêu dùng để tránh rủi ro

TS Bùi Quang Tín phân tích, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 19/2019 về họ, hụi, biêu, phường… đưa ra mức lãi suất không quá 20%/năm, do đó các hoạt động theo hình thức P2P cũng cần được quy định rõ để từ đó có thể xử lý theo pháp luật dân sự hay hình sự khi có vi phạm. Đặc biệt, Chính phủ cần sớm ban hành khuôn khổ pháp lý quản lý các hoạt động này nếu không sẽ dẫn đến tình trạng phát triển ồ ạt không kiểm soát và đổ vỡ như của Trung Quốc trong năm 2018, gây thiệt hại lớn hàng tỉ USD. "VN có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore, chọn những doanh nghiệp để thí điểm mô hình này. Sau đó cơ quan quản lý đưa ra khuôn khổ pháp lý quản lý theo chuẩn mực, khi mô hình này hiệu quả có thể triển khai rộng. Trước khi có hành lang pháp lý đối với các hoạt động P2P, người dân không nên tham gia vào việc cho vay hay đi vay để tránh rủi ro mất tiền", TS Bùi Quang Tín nhấn mạnh.

Theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương): Thời gian gần đây, thị trường VN ghi nhận sự phát triển nhanh chóng và bùng phát của các mô hình cho vay trực tuyến. Trong đó có một số mô hình cho vay trên cơ sở kết hợp giữa công ty tư vấn và công ty dịch vụ cầm đồ. Các công ty đã lập lờ khi quảng bá như "đơn vị cho vay trực tuyến"; "công ty tài chính"; "cung cấp khoản vay nhanh" gây hiểu nhầm cho người đi vay về việc được phép cung cấp dịch vụ cho vay. Nhưng các công ty này chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn mà không có chức năng cho vay. Đặc biệt, các doanh nghiệp này không cung cấp rõ ràng, đầy đủ về các chi phí phát sinh từ khoản vay. Bên cạnh lãi suất còn hàng loạt phí khác như tư vấn, phí thẩm định tài sản, phí lưu giữ tài sản, phí quản lý hồ sơ... Tổng cộng các mức phí này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí mà người tiêu dùng phải trả. Do đó, người tiêu dùng trước khi chấp nhận vay phải nghiên cứu kỹ các điều khoản của bên vay đưa ra. Đặc biệt như lãi suất vay là bao nhiêu, cách thức tính ra sao và thanh toán như thế nào, thời hạn thanh toán...

Siết mức lãi cho vay tiêu dùng của các công ty tài chínhSiết mức lãi cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính Agribank tung 5.000 tỉ cho vay tiêu dùng nhanh Agribank tung 5.000 tỉ cho vay tiêu dùng nhanh 'đối kháng' với tín dụng đen Lãi suất cho vay tiêu dùng của VPBank bình quân hơn 43%/nămLãi suất cho vay tiêu dùng của VPBank bình quân hơn 43%/năm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nup-bong-tu-van-dau-tu-day-lai-vay-len-troi-20190324143946649.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/