Những nốt thăng trầm trong sự nghiệp của Adam Neumann tại WeWork

Với tư cách là đồng sáng lập vào năm 2010, Adam Neumann đã đưa WeWork thành một biểu tượng trên toàn thế giới về việc xây dựng không gian làm việc theo mô hình kinh tế chia sẻ.

WeWork hiện có 500 cơ sở trên toàn thế giới tại 29 quốc gia khác nhau. Để  có được thành công chỉ sau 9 năm khởi nghiệp, đương nhiên không thể bỏ qua giám đốc điều hành Adam Neumann.

Tuy nhiên vào ngày 25/9, WeWork bất ngờ thông báo Adam Neumann đã từ chức tại công ty. Thậm chí vị doanh nhân 40 tuổi hoàn toàn có thể sẽ bán một phần lớn cổ phần của mình tại WeWork ra công chúng để tránh khỏi những rắc rối gần đây.

Đây sẽ là một cột mốc vô cùng quan trọng với vị Adam Neumann. Hãy cùng nhìn lại câu chuyện của vị tỉ phú người Israel này.

Tư vùng định cư chung tới văn phòng chia sẻ

Trong một lần trả lời phỏng vấn TechCrunch vào năm 2017, Neumann cho biết ông từng có thời gian phục vụ cho Hải quân Israel, trước khi chuyển tới New York để tìm kiếm niềm vui và công việc mới.

_108933322_gettyimages-605535330

Adam Neumann và em gái Adi vào năm 2006. Ảnh: Getty Images

Neumann đăng kí học tại khối Cao đẳng Baruch tại Đại học Thành phố New York vào năm 2002 và như các tỉ phú khác, ông quyết định bỏ học để ra làm kinh doanh. Một trong những dự án đầu tiên của Neumann là thành lập công ty bán quần áo trẻ em và sau đó phát triển thành thương hiệu đắt tiền Egg Baby.

Sau đó, Neumann cùng cộng sự Miguel McKelvey, một kiến trúc sư đã quyết định cải tạo, sửa chữa lại văn phòng rồi cho thuê. Bộ đôi này đã bán công ty của mình đi và quyết định theo đuổi mô hình văn phòng chia sẻ. Đó là cách mà WeWork ra đời.

Trả lời phỏng vấn sau khi WeWork đã được biết đến một cách rộng rãi, Neumann cho rằng mô hình văn phòng chia sẻ được lấy cảm hứng từ khoảng thời gian ông từng sống trong các kibbutz (vùng định cư chung tại quê nhà Israel).

Thậm chí, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Israel, Neumann từng gọi WeWork là "Kibbutz 2.0"

Gọi vốn thành công

Bản thân con người của Neumann đã đủ thuyết phục các nhà đầu tư. Trong số đó, câu chuyện đầu tư của SoftBank, cổ đông lớn của WeWork là đáng kể nhất.

Giám đốc điều hành của SoftBank, ông Masayoshi Son chỉ cần 12 phút tham quan văn phòng của WeWork tại New York và sau đó quyết định đáp lại lời đề nghị rót vốn khi vẫn đang còn ngồi trên xe hơi rời đi.

_106786001_servicedoffices-nc

Những thông số tài chính của WeWork. Ảnh: BBC

Các khoản đầu tư của SoftBank giúp WeWork đã giúp công ty đạt mức định giá cao nhất 47 tỉ USD bất chấp liên tục phải chịu những khoản lỗ qua hàng năm, khiến nhiều người buộc phải đặt ra những thắc mắc.

Để giải đáp thắc mắc, Neumann từng một lần trả lời tờ Forbes: "Mức định giá của chúng tôi dựa trên những giá trị vô hình của công ty là chủ yếu, chứ không phải doanh thu đạt được".

Sự quan ngại của các nhà đầu tư

Việc WeWork mở rộng qui mô ngày một lớn giúp Neumann trở thành tỉ phú, với khối tài sản ròng lên tới 2,2 tỉ USD, theo Forbes.

Cuộc sống cá nhân của Neumann cũng rất thu hút giới truyền thông. Vợ ông, Rebekah, là em họ của nữ minh tinh Gwyneth Paltrow. Trong khi đó em gái Adi từng giành giải nhất trong cuộc thi hoa khôi tuổi "teen" tại Israel. Điều này khiến danh tiếng của Neumann ngày càng nổi hơn.

Tuy nhiên, chính yếu tố cốt lõi của WeWork - tạo ra một không gian làm việc vui nhộn, không tách bạch công việc và giải trí - lại là một vấn đề lớn nếu muốn trở thành công ty đại chúng.

_108933316_gettyimages-496745758

Lối sống tiệc tùng của Adam Neumann là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo lắng về tương lai của WeWork. Ảnh: Getty Images

Những nhà đầu tư tiềm năng đang lo ngại việc tình hình tài chính của WeWork không thể vẫn đang có những mối liên hệ với tình hình tài chính cá nhân của Neumann. Ngoài ra, ý định mở rộng mô hình WeWork theo sở thích cá nhân như giáo dục cũng là một rào cản lớn với những người có ý định rót vốn.

Và cuối cùng, lối sống tiệc tùng của vị tỉ phú 40 tuổi cũng dấy lên những sự quan ngại nhất định của những người đã, đang và sẽ đầu tư vào WeWork.

Từ chức

WeWork buộc phải giải quyết những vấn đề kể trên. Họ đã đổi tên thành We Company kể từ tháng 1/2019 và nộp đơn phát hành IPO vào tháng 8/2019.

Thậm chí, ngay cả khi Adam Neumann chính thức rời ghế giám đốc điều hành ngày 25/9, thì sức mạnh và triển vọng dài hạn của WeWork cũng chưa hề có dấu hiệu tăng lên rõ rệt.

Thậm chí, nhiều chuyên gia còn đánh giá việc WeWork đã không còn là một công ty bình thường mà đã quá gắn liền với thương hiệu cá nhân của Neumann. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nhung-not-thang-tram-trong-su-nghiep-cua-adam-neumann-tai-wework-20190925110912649.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/