Nhìn lại 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất lịch sử cận đại

Dữ liệu về suy thoái kinh tế là một trong những cơ sở quan trọng cho giới ngân hàng và tín dụng hoạch định chính sách hiện tại cũng như tương lai.

Nếu và khi suy thoái xảy ra, hầu hết chúng ta đều biết rằng tỉ lệ thất nghiệp tăng, giờ làm việc giảm, công việc bán thời gian sẽ tăng lên, lãi suất, chi tiêu và giá cổ phiếu sẽ giảm. 

Tuy nhiên, ngoài tất cả những bối cảnh ảm đạm đó, có một điểm sáng tiềm năng: đổi mới. Sau mỗi cuộc suy thoái, tỉ lệ doanh nghiệp thường tăng vọt, tạo ra các ngành công nghiệp mới như fintech để giúp nền kinh tế hồi phục.

Sau quãng thời gian dài loay hoay định hình và thích nghi với thị trường trong thập kỉ qua, những ngân hàng fintech đã gặp được thời cơ thuận lợi vào năm 2019. Hàng tỉ USD trong các quỹ đầu tư mạo hiểm đang chảy vào các công ty khởi nghiệp fintech. 

Cùng với đó, quan hệ đối tác giữa ngân hàng chính thống và công ty fintech tiếp tục phát triển tốt khi sự hợp tác cộng sinh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do những ngân hàng trực tuyến chưa từng đối mặt với suy thoái kinh tế, họ đã sẵn sàng để đón nhận bối cảnh tồi tệ nhất hay chưa?

Trong khi đó, các ngân hàng có thể tìm hiểu rất nhiều về cuộc suy thoái tiếp theo có thể xảy ra như thế nào bằng cách tổng hợp dữ liệu trong quá khứ. Không phải tất cả các cuộc suy thoái đều giống nhau nhưng nghiên cứu ảnh hưởng của những cuộc suy thoái lớn trong lịch sử có tác động tới GDP hơn -2,5% trở đi, rất đáng cân nhắc.

Chuyên gia Brock Blake của tạp chí Forbes đã tổng hợp lại 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử cận đại.

wd-wall_street_-_don_emmertafpgetty_images

Những cuộc suy thoái lớn trong lịch sử đã gây ra nhiều hậu quả lớn cho ngành tài chính. Ảnh: Forbes

1. Đại suy thoái 1929-1933

Năm 1929 là thời điểm các sàn giao dịch chứng khoán nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sản xuất giảm và thất nghiệp tăng. Vào tháng 10 năm đó, các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường chứng khoán, khiến mọi thứ sụp đổ. Tổng giá trị chi tiêu tụt dốc một cách tuyệt vọng trong khi người lao động ở mọi lĩnh vực mất việc làm, kéo theo cả nền kinh tế sụp đổ.

GDP giảm: 26%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: 15,4%

2. 1937-1938

Cuộc suy thoái sau khi cuộc Đại suy thoái chỉ 5 năm được coi là vụ bê bối tài chính tồi tệ thứ ba của Thế kỉ 20. Thị trường chứng khoán một lần nữa sụp đổ vào năm 1937. 

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nguyên nhân có thể là do sự co thắt trong cung tiền gây ra bởi chính sách dự trữ dư thừa sai lầm của Cục Dự trữ Liên bang và Kho bạc."

GDP giảm: 10%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: ~ 3%

3. 1945

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và chính phủ đã thu hẹp đáng kể chi tiêu, đạt mức 56 tỉ USD (năm 1945). Điều này dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của chỉ số GDP.

GDP giảm: 12,7%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: Dưới 1%

4. 1953

Hai yếu tố chính dẫn đến cuộc suy thoái kéo dài 10 tháng này diễn ra sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc và chi tiêu của chính phủ cũng dừng lại như vậy. Việc Fed tăng lãi suất với mục đích kiềm chế lạm phát đã phản tác dụng một cách tồi tệ.

GDP giảm: 2,6%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: Dưới 1%

5. 1958

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã kích hoạt cuộc suy thoái này, "được thúc đẩy bởi những đơn đặt hàng nguyên liệu thô không thể đáp ứng trong khi nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu giảm dần", theo tạp chí Time.

GDP giảm: 3,1%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: Dưới 0,2%

6. 1973-1975

Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua lạm phát, thiếu hụt và chi tiêu thấp hơn khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu vào năm 1973, khiến tình huống vốn đã bấp bênh càng trở nên trầm trọng hơn, theo NBER. Giá dầu tăng đáng kể, dẫn đến sự trì trệ trong các ngành công nghiệp như ô tô và bất động sản. Doanh số bán lẻ trượt dốc trong khi lãi suất vẫn tăng.

GDP giảm: 3,2%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: ~ 9%

7. 1980-1982

Hai cuộc suy thoái làm rung chuyển nền kinh tế xảy ra vào đầu những năm 1980. 

Sự kiện đầu tiên diễn ra trong sáu tháng vào năm 1980, một phần do sự thay đổi chế độ ở Iran và giá dầu tăng mạnh. Sự kiện tiếp theo bắt đầu vào năm 1981 và kéo dài tới 16 tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang tăng mạnh lãi suất để nỗ lực ngăn chặn lạm phát.

GDP giảm: ~ 2,5%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: ~ 2%

8. Suy thoái toàn cầu (2007-2009)

Suy thoái toàn cầu năm 2007 đến nay hẳn còn ám ảnh tâm trí nhiều người và đó cũng là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái năm 1929. Vào đầu những năm 2000, các tổ chức tài chính bắt đầu gộp các khoản vay và đầu tư cho những khoản thế chấp rủi ro. 

Sau đó, bong bóng bất động sản vỡ vào khoảng năm 2007, kìm hãm ngành tài chính, tín dụng và thế chấp cũng như các tổ chức đầu tư vào đó, gây sốc cho nền kinh tế toàn cầu.

GDP giảm: 4,3%

Tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất: 4,1%

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nhin-lai-8-cuoc-suy-thoai-kinh-te-lon-nhat-lich-su-can-dai-2019100620462594.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/