Kim loại quí (Precious Metals) là gì? Đặc điểm và chức năng của kim loại quí

Kim loại quí (tiếng Anh: Precious Metals) là một thuật ngữ được sử dụng để phân loại kim loại được coi là hiếm, có giá trị kinh tế cao.

AdobeStock_misunseo_gold_0810916_550

Hình minh họa. Nguồn: MetalMiner

Kim loại quí (Precious Metals)

Định nghĩa

Kim loại quí trong tiếng Anh là Precious Metals.

Kim loại quí là một thuật ngữ được sử dụng để phân loại kim loại được coi là hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Đặc điểm và chức năng của kim loại quí

- Giá trị tương đối cao hơn của các kim loại quí được thúc đẩy bởi các yếu tố khác nhau bao gồm độ hiếm của chúng, tính hữu ích trong các qui trình công nghiệp và chức năng là phương tiện đầu tư.

- Các kim loại quí phổ biến nhất với các nhà đầu tư là vàng, bạc, bạch kim và kim loại quí được sử dụng trong các qui trình công nghiệp bao gồm iridium (được sử dụng trong các hợp kim đặc biệt) và palladium (được sử dụng trong các ứng dụng điện tử và hóa học).

- Với chức năng là công cụ đầu tư, kim loại quí được tìm kiếm để đa dạng hóa danh mục đầu tư và lưu trữ giá trị. Đặc biệt, kim loại quí được đánh giá như một hàng rào chống lạm phát trong khoảng thời gian không chắc chắn về tài chính.

- Kim loại quí phổ biến nhất cho mục đích đầu tư là vàng, theo sau đó là bạc.

Phương thức đầu tư vào kim loại quí

- Nhà đầu tư có thể đầu tư vào kim loại quí bằng cách:

(1) Mua tài sản vật chất (tài sản hữu hình)

Kim loại quí có thể được mua và dự trữ dưới dạng thanh hoặc đồng xu.

(2) Mua hợp đồng tương lai cho kim loại cụ thể

- Một loạt các mặt hàng được giao dịch trên thị trường tương lai, bao gồm cả kim loại quí.

- Hợp đồng tương lai là công cụ tài chính hữu ích để các nhà đầu tư mua hoặc bán kim loại quí, tại mức giá chuyển giao vào thời gian cụ thể trong tương lai.

(3) Mua cổ phần trong công ty đại chúng tham gia vào việc thăm dò hoặc sản xuất kim loại quí.

- Ngày nay, việc đầu tư vào các công ty đại chúng tham gia vào quá trình thăm dò hoặc sản xuất kim loại quí được đánh giá là kém hiệu quả hơn so với các hình thức đầu tư khác do các công ty này đối mặt với nhiều thách thức bao gồm tỉ lệ nợ vay cao, chi phí lao động tăng và các vấn đề môi trường.

(4) Đầu tư vào các quĩ tương hỗ và quĩ ETF

- Các nhà đầu tư có thể đầu tư thông qua các quĩ được bảo đảm bằng kim loại quí, danh mục đầu tư của các công ty khai thác và tiếp xúc với đòn bẩy.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/kim-loai-qui-precious-metals-la-gi-dac-diem-va-chuc-nang-cua-kim-loai-qui-20191219163457104.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/