Không chỉ làm tăng rác và gây ô nhiễm, thời trang nhanh còn gây lãng phí 500 tỉ USD mỗi năm

Rác dệt may không chỉ là vấn đề về bền vững môi trường, mà cũng là một vấn đề kinh tế, vì thế giới mất 500 tỉ USD mỗi năm do con người vứt quần, áo thay vì tái sử dụng hoặc tái chế.

Những thương hiệu thời trang giá rẻ nổi tiếng đang tăng tốc sản xuất và giảm thời gian lưu hàng trong khi để cung cấp cho người tiêu dùng những mẫu thiết kế và bộ sưu tâm mới sau vài tuần, thay vì mỗi mùa.

Quần, áo rẻ trở thành rác sau gần 10 lần mặc

Do đó, người tiêu dùng thường xuyên mua quần, áo để có vẻ ngoài mới và coi trang phục rẻ là thứ để bỏ. Họ vứt chúng sau chưa tới 10 lần mặc.

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2015, ngành thời trang đã tăng gấp đôi sản lượng. Một người tiêu dùng bình thường cũng mua thêm 60% quần, áo, nhưng giảm khoảng một nửa thời gian giữ mỗi sản phẩm, theo một nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey.

Vấn đề lớn là phần lớn sợi trong những bộ trang phục rẻ là sợi tổng hợp và polyester, loại nguyên liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất dầu và xăng.

Khác với len hay cotton, các chất tổng hợp không phân hủy. Khi con người vứt quần, áo vào một bãi rác, các sợi tổng hợp gây ô nhiễm nguồn nước.

Khi con người giặt đồ dệt may, các hạt nhựa siêu nhỏ trong sợi sẽ phát tán và hòa lẫn vào nước cũng như chuỗi thức ăn.

Fashion industry grapples with pollution, waste issues - Ảnh 1.

Người dân biểu tình phản đối thực trạng ô nhiễm môi trường do ngành thời trang ở Mỹ. Ảnh: CNBC

Hóa chất mà người ta sử dụng để sản xuất và nhuộm sợi vải cũng gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm của ngành thời trang ở Mỹ phổ biến đến nỗi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã xem xét khả năng đưa các doanh nghiệp dệt may vào nhóm cơ sở sản xuất độc hại.

"Người tiêu dùng có thể nghĩ họ đang mua hàng thời trang để đổi lấy giá trị gần như bằng không, vì quần, áo được thiết kế để trở thành rác. Nhưng họ nên hỏi: Chi phí thực sự của sản phẩm là bao nhiêu?", Stanley-Jones nhận định. 

Tổn thất 500 tỉ USD mỗi năm 

Stanley-Jones cho rằng chi phí sản xuất thực sự của những sản phẩm thời trang bao gồm cả sự ô nhiễm tác động tới sức khỏe, cũng như phí tổn đối với hệ thống y tế quốc gia.

Hoạt động sản xuất sợi tổng hợp đang tăng tốc do nhu cầu đối với hàng dệt may rẻ tiếp tục tăng. Do vậy, lượng sản phẩm dệt may trở thành phế liệu ở các bãi rác cũng đang tăng vọt.

Không chỉ làm tăng rác và gây ô nhiễm, thời trang nhanh còn gây lãng phí 500 tỉ USD mỗi năm - Ảnh 2.

Một người tiêu dùng bình thường cũng mua thêm 60% quần, áo, nhưng giảm khoảng một nửa thời gian giữ mỗi sản phẩm, theo một nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey. Ảnh: rankandstyle.com

Ở Mỹ, bình quân mỗi người tạo ra khoảng 34 kg rác dệt may mỗi năm, theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. 

Rác dệt may không chỉ là vấn đề về bền vững môi trường, mà cũng là một vấn đề kinh tế. Quĩ Ellen MacArthur ước tính thế giới mất 500 tỉ USD mỗi năm do con người vứt quần, áo thay vì tái sử dụng hoặc tái chế.

Nhu cầu đối với sản phẩm dệt may bền vững đăng tăng

 "2019 là năm mà thế giới thức tỉnh trước sự khẩn thiết của vấn đề bền vững, và 2020 là năm bản lề với những người có khả năng thể hiện ảnh hưởng, và những người sẽ tụt lại phía sau", John Thorbeck, chủ tịch của hãng tư vấn Chainge Capital, phát biểu.

Song đây sẽ là sự thay đổi phức tạp, bởi nhiều người tiêu dùng cũng kì vọng một mức độ nào đó về tốc độ và giá đối với quần áo để phù hợp với những doanh nghiệp thời trang nhanh đang tạo ra sản phẩm để gây ảnh hưởng, chứ không phải vì tuổi thọ sản phẩm.

Vấp phải sự phản đối của công chúng đối với hàng dệt may rẻ theo trường phái "mặc nhanh để thành rác", nhiều nhà bán lẻ tuyên bố họ đang nâng mức độ thân thiện môi trường của sản phẩm. 

Một số doanh nghiệp bắt đầu tìm giải pháp giảm rác dệt may và sợi tổng hợp, đồng thời tìm các loại sợi có khả năng phân hủy và dùng lại hoặc tái chế quần, áo cũ.

Ví dụ, thương hiệu thời trang nhanh H&M và Zara - chuyên bán quần, áo giá rẻ với số lượng lớn - đều triển khai chính sách thưởng tiền cho khách hàng để giảm tác hại môi trường.

H&M có chương trình thu thập hàng dệt may, cho phép khách hàng bỏ quần, áo cũ trong cửa hàng để tái sử dụng hoặc tái chế. 

"Khoảng 57% vật liệu của H&M là vật liệu tái chế hoặc có nguồn gốc bền vững với môi trường, tăng 35% chỉ trong một năm", một người phát ngôn của công ty nói với CNBC.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/khong-chi-lam-tang-rac-va-gay-o-nhiem-thoi-trang-nhanh-con-gay-lang-phi-500-ti-usd-moi-nam-20200211180940793.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/