Kể chuyện (Storytelling) trong marketing là gì?

Kể chuyện (tiếng Anh: Storytelling) là hình thức marketing dựa trên viêc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyên lí thú, có liên quan trực tiếp hoăc gián tiếp tới thương hiêu sản phẩm hay hình ảnh của hãng.

iStock-837061248-1030x687

Storytelling là hình thức marketing dựa trên viêc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lí thú, có liên quan trực tiếp hoăc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng.

Kể chuyện (Storytelling)

Định nghĩa

Kể chuyện trong tiếng Anh là StorytellingStorytelling là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng.

Nhiều người coi sự phát triển của quảng cáo nhiều tâp (Commercial serial) trên hệthống truyền hình phương Tây cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 là môt mốc phát triển quan trọng của hình thức kể chuyện - Storytelling.

Bản chất của Storytelling

- Trong cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm 2005, nhóm tác giả cho rằng " Storytelling" chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu.

- Một thương hiêu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Trong khi đó, Storytelling trong Marketing có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm mục tiêu hiểu được những giá trị mà marketer muốn tạo ra.

"Kể chuyện là cách duy nhất chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa cho đời mình và cảm nhận thế giới" - đạo diễn Paul Auster viết.

Sự cần thiết của Storytelling

- Người tiêu dùng và những người ra quyết định kinh doanh ngày nay đang ngày càng trở nên ít nhạy cảm hơn với những lời hứa bán hàng và quảng cáo banner. Hiện nay, mọi người cố gắng để đầu tư vào câu chuyện của một thương hiệu.

- Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bằng cách kể tốt câu chuyện thương hiệu của mình, các công ty có quyền tăng giá của sản phẩm hoặc dịch vụ lên hơn 20 lần. Để có thể làm được điều đó, các công ty cần có sự lãnh đạo rõ ràng với tầm nhìn vừa sáng tạo vừa trực quan.

- Nhu cầu của khách hàng thay đổi mọi lúc và hành vi của họ thay đổi có nghĩa là các nhà lãnh đạo cần nhận thức được thị trường, có thể thích nghi và nhanh nhẹn trong cách tiếp cận thương hiệu của người tiêu dùng.

Có rất nhiều phương tiện mà thông qua đó một thương hiệu có thể kể câu chuyện của họ như video, VR, phương tiện truyền thông xã hội và hơn thế nữa...

(Tài liệu tham khảo: Storytelling Marketing - Marketing bằng cách kể chuyện, Brands VietNam;  6 Storytelling Trends Marketing Leaders Should Know About, Digital Marketing Institute)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ke-chuyen-storytelling-trong-marketing-la-gi-20191107112507958.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/