IEA: Nhu cầu khí đốt toàn cầu tăng 1,6% mỗi năm cho tới 2024

Nhu cầu khí đốt toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ 1,6% một năm cho đến 2024, nhờ nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc, sẽ chiếm hơn một phần ba tăng trưởng nhu cầu trong giai đoạn này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm 7/6.

Việc thúc đẩy chuyển đổi từ than sang khí đốt trong sản xuất điện và khí đốt tự nhiên cho sử dụng dân dụng để cải thiện chất lượng không khí theo sáng kiến bầu trời xanh của Bắc Kinh sẽ đóng vai trò chính trong thúc đẩy nhu cầu, IEA cho biết.

Tăng trưởng nhu cầu khí đốt của Trung Quốc dự kiến đạt trung bình 8%, giảm so với tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong những năm gần đây khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia châu Á chậm lại, nhưng vẫn sẽ chiếm khoảng 40% mức tăng nhu cầu toàn cầu trong những năm tới, theo ông Keisuke Sadamori, Giám đốc IEA về thị trường năng lượng & an ninh.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn là nguồn tăng trưởng tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong trung hạn với tốc độ trung bình 4% mỗi năm và sẽ chiếm khoảng 60% tổng mức tăng trưởng tiêu thụ cho đến năm 2024.

Nhu cầu trong nước ở Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng nhu cầu, IEA cho biết trong báo cáo thị trường khí đốt hàng năm.

Nhu cầu khí đốt tại châu Âu sẽ được hưởng lợi từ việc đóng cửa các nhà máy điện than và hạt nhân, nhưng lợi ích sẽ bị hạn chế vì phát triển năng lượng tái tạo và nhu cầu sưởi ấm giảm, cơ quan này cho biết.

Khu vực công nghiệp dự kiến sẽ là một nguồn tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm gần một nửa mức tăng toàn cầu, thay thế sản xuất điện trở thành động lực tăng trưởng chính.

IEA: Nhu cầu khí đốt toàn cầu tăng 1,6% mỗi năm cho tới 2024 - Ảnh 1.

Ảnh: Bruce Peebles/Energy Source & Distribution.

Năm 2018, nhu cầu khí đốt toàn cầu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2010 với tốc độ tăng trưởng ước đạt 4,6%, nhờ Mỹ và Trung Quốc, với cả hai nền kinh tế chiếm 70% tổng tăng trưởng nhu cầu.

"Tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ là lớn nhất, tăng 80 tỉ mét khối (bcm), tương đương hơn 10%. Việc chuyển đổi từ than đá sang khí đốt chủ yếu trong sản xuất điện ở Mỹ hoặc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp ở Trung Quốc chiếm cho gần một nửa mức tăng", ông Sad Sadamori nói. 

Thời tiết cũng có tác động lớn đến nhu cầu khí đốt của Mỹ năm 2018 với mùa đông lạnh hơn trung bình và nhu cầu lái xe mùa hè nóng hơn trung bình thúc đẩy nhu cầu xây dựng và sản xuất điện, ông nói.

Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng nguồn cung với sản lượng hàng năm đạt hơn 1.000 tỉ mét khối (tcm) vào năm 2024. 

Trung Quốc là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào 2024

Trong thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), thương mại dự kiến sẽ đạt 546 bcm vào năm 2024 từ 432 bcm trong năm 2018. Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2024 ở mức 109 bcm, vượt qua Nhật Bản. 

Báo cáo của IEA cho biết Mỹ dự kiến sẽ vượt qua Qatar và Australia để trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào cuối giai đoạn dự báo, ở mức 113 bcm trong năm 2024 và Mỹ, Australia và Nga sẽ chiếm khoảng 90% mức tăng xuất khẩu LNG trong giai đoạn này. 

Tại châu Âu, khoảng cách nguồn cung sẽ nới rộng tới 336 bcm vào năm 2024, tăng gần 50 bcm mỗi năm khi sản xuất trong nước tiếp tục giảm với dần ngừng khai thác mỏ Groningen ở Hà Lan và sự cạn kiệt ở Biển Bắc.

IEA cho biết việc sử dụng LNG cho vận tải hàng hải vẫn là một thị trường ngách tập trung ở châu Âu với khoảng 155 tàu chạy bằng nhiên liệu LNG đi vào hoạt động trong đầu năm 2019, nhưng lượng tàu chạy bằng LNG sẽ tăng nhanh chóng và tăng gấp đôi vào năm 2024.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/iea-nhu-cau-khi-dot-toan-cau-tang-16-moi-nam-cho-toi-2024-2019061118085451.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/