Giảm điểm trong tháng 4, thị trường chứng khoán liệu có 'sell in May'?

Kết thúc tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận cơn khủng hoảng sau đà tăng trước đó, giá trị vốn hóa thị trường giảm gần 16 tỷ USD.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam Liên tiếp lập đỉnh lịch sử, sự nguy hiểm của thị trường chứng khoán Việt Nam đang nằm ở đâu?
giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam Bloomberg: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang 'nóng đến phát bỏng'

Gặp khó tại các ngưỡng tâm lý

Kết thúc tháng 4/2018, các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều giảm. Trong đó, VN-Index mặc dù có thời điểm đạt đỉnh khi vượt mốc 1.200 điểm vào đầu tháng nhưng lại "hụt hơi" sau đó với một số phiên có mức giảm lên tới trên 40 điểm.

Từ đầu năm, VN-Index đón nhận hai ngưỡng tâm lý 1.100 và 1.200 điểm. Ở ngưỡng trước đó tại 1.100 điểm, VN-Index cũng giảm gần 100 điểm từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 nhưng bật tăng mạnh sau đó.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam
Diễn biến chỉ số VN-Index tính từ đầu năm 2018 đến nay (Nguồn: VNDirect)

Thanh khoản giảm, khối ngoại "có thể" bán ròng hàng nghìn tỷ đồng

Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE tháng 4 hơn 4,1 tỷ đơn vị, tương ứng khoảng 138.600 tỷ đồng. So với tháng 3, khối lượng giao dịch giảm khoảng 19% và giá trị giao dịch giảm hơn 11%. Tuy nhiên, xét về giao dịch thỏa thuận thì tháng 4 đang là tháng có giá trị giao dịch cao nhất từ đầu năm với gần 29.100 tỷ đồng.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam

Khối ngoại mua ròng hơn 36 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.610 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều phiên trong tháng khối ngoại đã bán ròng với giá trị cao tại nhiều cổ phiếu, đặc biệt ở nhóm trụ. Việc phiên 20/4 với lực mua ròng đột biến NVL hơn 3.390 tỷ đồng đã tác động phần nào đến cục diện chung của tháng.

Tình hình trên không chỉ mới xuất hiện trong tháng 4 mà còn trong tháng 3, khối ngoại đã có xu hướng bán ra.

Nhóm Large-cap bị bán tháo, thị trường 'bay' 16 tỷ USD

Tổng giá trị vốn hóa trên HOSE đến hết tháng 4 khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 360.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu tháng (tương ứng gần 16 tỷ USD). Trong đó, hầu hết cổ phiếu ở top vốn hóa lớn giảm đáng kể, phản ánh tình trạng thoát hàng tại nhóm Large-cap sau thời gian dài tăng điểm từ cuối năm 2017.

Số ít mã đóng vai trò nâng đỡ thị trường là VIC (Tập đoàn Vingroup - CTCP) khi vẫn giữ mốc vốn hóa lớn nhất trên HOSE với 332.350 tỷ đồng cùng mức tăng 7,5%.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam

Thống kê cho thấy, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM (CTCP Sữa Việt Nam) hay SAB (Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn) có mức giảm 9% và 11,5%.

Đáng chú ý ở nhóm ngân hàng, với nhiều cổ phiếu ảnh hưởng lớn đến chỉ số như VCB (Ngân TCMP Ngoại thương Việt Nam), BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) hay CTG (Ngân hàng TCMP Công thương Việt Nam) giảm khoảng 15-17%.

Giảm điểm trong tháng 4, đón chờ tháng "sell in May"

Giới đầu tư chứng khoán có câu "sell in May and go away" nhằm ám chỉ tháng 5 sẽ là thời điểm nhà đầu tư ưu tiên cầm giữ tiền hơn. Điều này có thể khiến thị trường kéo dài trạng thái thiếu tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế vài năm gần đây, VN-Index lại tăng điểm trong giai đoạn này.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam
Diễn biến chỉ số VN-Index từ năm 2015 đến nay (Nguồn: VNDirect)

Liệu thị trường có cơ hội phục hồi

Trở lại phần đầu, VN-Index đã trải qua hai ngưỡng tâm lý quan trọng là 1.100 và 1.200 điểm. Những gì xảy ra tại mốc 1.100 điểm đang hiện hữu sau khi VN-Index lên mốc tâm lý mới. Quá khứ chỉ ra rằng, VN-Index đã có quãng điều chỉnh nhưng phục hồi và thăng tiến mạnh mẽ sau đó.

Dù vậy, vẫn có điểm khác so với giai đoạn trước đó khi dòng vốn từ khối ngoại đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường. Diễn biến trên thị trường quốc tế khó lường sau loạt động thái của Tổng thống Trump, hay gần nhất là trái phiếu chính phủ Mỹ đang có những tác động khác nhau lên thị trường chứng khoán nước này.

giam diem trong thang 4 thi truong chung khoan se hoi phuc hay tiep tuc giam Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm do lo ngại lãi suất tăng và dự báo của Caterpillar

Một điểm không thể không nhắc tới thời gian này là các công ty công bố báo cáo tài chính quý I/2018 và tổ chức Đại hội cổ thường niên, công bố kế hoạch cho cả năm 2018.

Xét riêng các doanh nghiệp giá trị vốn hóa cao và có ảnh hưởng lớn nhất lên thị trường đang có những sắc thái khác nhau. VIC lãi ròng khoảng 1.009 tỷ đổng trong quý I, tăng 70% so với cùng kỳ. MSN (CTCP Tập đoàn Masan) lãi ròng hơn 1.022 tỷ đồng, gấp gần 4 lần quý I năm trước. Trong khi đó, VNM hay SAB trong quý I suy giảm lợi nhuận.

Về kế hoạch năm, đáng chú ý như VCB đặt mục tiêu lãi trước thuế 13.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với thực hiện năm 2017 và là mức lợi nhuận kế hoạch 2018 cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Hay một ngân hàng lớn khác là BID cũng đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 7% lên 9.300 tỷ đồng.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/giam-diem-trong-thang-4-thi-truong-chung-khoan-lieu-co-sell-in-may-52557.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/