Bloomberg: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang 'nóng đến phát bỏng'
Bloomberg: Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh, nhiều rủi ro tiềm ẩn | |
Vượt 1.000 điểm, chứng khoán Việt Nam có đang tiềm ẩn những rủi ro? |
Đối với các nhà đầu tư ở Việt Nam, sự thận trọng đang dần thay thế cho sự mạo hiểm, đặc biệt là trong cơn sốt IPO hiện nay. Bloomberg ghi nhận Việt Nam là thị trường phát hành cổ phiếu sôi động nhất năm qua, không những không có dấu hiệu chậm lại mà thậm chí còn đang tăng tốc.
Thị trường sôi sục
Việt Nam là thị trường IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong năm qua, tính theo giá trị thương vụ được công bố (Nguồn: Bloomberg) |
Như Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba (17/4), Vinhomes mới đây đã thu hút 1,3 tỷ USD từ GIC, quỹ đầu tư nhà nước Singapore. Việc phát hành cổ phần trị giá 2 tỷ USD của Vinhomes dự tính trở thành thương vụ lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Bloomberg: Vingroup đặt mục tiêu doanh số bán cổ phần 2 tỷ USD cho thương vụ Vinhomes |
Vào tháng 10 năm ngoái, Vincom Retail, nhà khai thác trung tâm mua sắm cũng đã được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch 708 triệu USD, lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam.
Ngoài Warburg Pincus, thương vụ IPO giá trị lịch sử 900 triệu USD của Techcombank sẽ có GIC Singapore, Dragon Capital? |
Những cổ phiếu hấp dẫn
Thương vụ phát hành ra công chúng lần đầu trị giá 2 tỷ USD của Vinhomes sẽ là giao dịch phát hành cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, lớn hơn cả thương vụ 922 triệu USD của Techcombank sắp tới. Nguồn: Bloomberg |
Các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn đối với các thương vụ thoái vốn nhà nước. Chính phủ mong muốn tận dụng tình hình sôi động của thị trường chứng khoán để chào bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước với mức giá cao nhưng rất ít nhà đầu tư quan tâm.
Công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả phí lớn thứ hai Việt Nam, VTVCab, đã phải hủy bỏ đợt IPO tuần trước bởi chỉ có duy nhất 1 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Công ty xây dựng thủy điện thuộc sở hữu Nhà nước, Tổng công ty Sông Đà, đang giao dịch ở mức giá thấp hơn 28% so với giá IPO hồi tháng 12 năm ngoái. Cổ phiếu của Tổng Công ty Phát điện 3 mất tới 35% giá trị từ đợt IPO hồi tháng 2 vừa qua.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có nhiều điều kiện thuận lợi. Nền kinh tế sau khi rơi vào suy thoái năm 2012 do khủng hoảng ngành ngân hàng và bong bóng bất động sản xì hơi đang dần cải thiện sức khỏe tốt. GDP tăng trưởng 7,4% trong quý I năm nay, cao nhất trong một thập kỷ qua. Một tầng lớp trung lưu với quy mô lớn đang dần hình thành trong bối cảnh quốc gia xuất khẩu dầu thô, cà phê và da giày này đang chuyển mình trở thành một trung tâm sản xuất cho các tập đoàn đa quốc gia như Samsung Electronics.
Những dấu hiệu rủi ro
Có lẽ rủi ro lớn nhất là cổ phiếu Việt Nam đang ngày càng trở nên đắt đỏ. Chỉ số MSCI Việt Nam gồm 15 cổ phiếu chắc chắn sẽ được lợi nhiều nhất khi Việt Nam thăng hạng từ nhóm thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Vấn đề là sau khi tăng trưởng tới gần 70% trong năm vừa qua, chỉ số này hiện giao dịch ở mức giá cao gấp 30 lần EPS 12 tháng liền trước.
Thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng trong thời gian qua nhờ vào dòng chảy ồ ạt của luồng vốn ngoại. Nguồn Bloomberg |
Với việc Tổng thống Donald Trump đánh tiếng về chuyện sẽ tái gia nhập TPP, Việt Nam có lẽ sẽ thực sự trở thành trung tâm sản xuất mới tại Châu Á. Song thị trường dường như đang tỏ ra quá lạc quan với thông tin này. Một chỉ số có giá cao hơn cả các cổ phiếu công nghệ ở sàn giao dịch Thẩm Quyến thì sẽ không có chỗ cho bất kỳ sai lầm nào. Chỉ cần nhà đầu tư chọn nhầm thời điểm là sẽ lập tức bị “bỏng” bởi thị trường đang quá nóng này.