Giá vàng hôm nay 21/1: Vừa giảm vừa đi ngang tại các cửa hàng

Giá vàng hôm nay chủ yếu đứng yên. Trên thị trường thế giới, giá vàng biến động nhẹ nhưng neo quanh đỉnh hai tháng xác lập vào phiên trước, nhờ lo ngại về lạm phát và căng thẳng Nga - Ukraina.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 22/1

Giá vàng trong nước vừa giảm vừa đứng yên tại các cửa hàng kinh doanh trong phiên giao dịch sáng ngày 21/1.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua và bán.

Cùng thời điểm khảo sát, Tập đoàn Doji, doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ đứng yên cho cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 61,30 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 61,72 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt đi ngang cho cả hai chiều mua - bán so với cuối phiên ngày hôm qua.

Giá vàng SJC

Ngày 21/1/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

61,10

61,72

-200

-200

SJC chi nhánh Sài Gòn

61,10

61,70

-200

-200

Tập đoàn Doji

61,10

61,70

-

-

Tập đoàn Phú Quý

61,30

61,70

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

61,00

61,65

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

61,00

61,65

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

52,50

53,20

-

-

75% (vàng 18K)

38,05

40,05

-

-

58,3% (vàng 14K)

29,17

31,17

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 21/1: Vừa giảm vừa đi ngang tại các cửa hàng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới neo quanh đỉnh hai tháng

Giá vàng tăng lên mức cao nhất hai tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (20/1), nhờ lo ngại xoay quanh vấn đề lạm phát và căng thẳng Nga - Ukraina. 

Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/1, giá vàng giao ngay giảm 0,04% xuống 1.838,6 USD/ounce vào lúc 6h42 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 2 cũng giảm 0,05% xuống 1.838,75 USD. 

Theo ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, yếu tố chính thúc đẩy giá vàng là lạm phát, vì nó làm gia tăng sức hấp dẫn của kim loại quý như một hàng rào chống lại sự leo thang của giá hàng hoá.

"Thị trường có vẻ như muốn tiếp tục tăng cao hơn, và đó là điều hoàn toàn tự nhiên khi nhiều dữ liệu được đưa ra và cho thấy lạm phát không phải là nhất thời", ôing Pavilonis nói thêm.

Báo cáo công bố hôm 20/1 cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng trong tuần trước. 

Phản ánh tâm lý của giới đầu tư, lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust, quỹ ETF bằng vàng lớn nhất thế giới, đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 12.

Nhà phân tích cấp cao Ricardo Evangelista của ActivTrades cho biết bất ổn địa chính trị leo tháng, đáng chú ý là căng thẳng giữa Nga - Ukraina, cũng hỗ trợ vàng tăng giá. 

Nga đã tăng cường quân đội ở biên giới với Ukraina và các nước phương Tây lo ngại chính quyền Moscow đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới. 

Tuy nhiên, lãi suất tăng vẫn là một "cơn gió ngược" tiềm tàng vì nó làm tăng chi phí cơ hội cao của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến khi ngân hàng trung ương họp vào tuần tới, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc cũng tăng mạnh 2,1% lên 24,63 USD/ounce, mức cao nhất trong hai tháng. 

Trong khi các kim loại dùng trong các bộ chuyển đổi xúc tác của hệ thống xả ô tô là bạch kim và palladium tiếp tục tăng lần lượt 2,4% lên 1.046,53 USD và 3,6% lên 2.072,62 USD. Đây cũng là hai mức giá cao nhất trong khoảng hai tháng. 

Giá palladium tăng hơn 7% trong phiên giao dịch trước đó (19/1), trong khi giá bạch kim tăng 5%.

Trong một lưu ý, Commerzbank cho biết đợt tăng lần này có thể liên quan đến những lo ngại về nguồn cung do căng thẳng Nga - Ukraine, cùng với đó là các lệnh trừng phạt tiềm năng của phương Tây đối với nhà sản xuất palladium chính của Nga và lệnh cấm xuất khẩu đối với kim loại quan trọng trong ngành sản xuất ô tô có thể khiến thiếu nguồn cung trầm trọng. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-vang-hom-nay-21-1-giam-nhe-nhung-neo-quanh-dinh-hai-thang-20220121065949.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/