Đông Nam Á thành 'thiên đường' của tội phạm an ninh mạng

Các quốc gia Đông Nam Á đang tụt hậu khi nói về an ninh mạng. Khu vực này đang bị lợi dụng trong việc tấn công mạng, trong đó Indonesia, Malaysia và Việt Nam đóng vai trò bệ phóng toàn cầu cho các cuộc tấn công phần mềm độc hại.

dong nam a thanh thien duong cua toi pham an ninh mang
Một màn hình bị tấn công mã độc tống tiền (ransomware)

An ninh mạng tại Đông Nam Á

Khủng bố ở Đông Nam Á vẫn luôn là một mối đe dọa từ khủng bố vật lí, từ đánh bom đến bắt cóc. Tuy nhiên, hiện nay khủng bố mạng trong khu vực đang gia tăng những lo ngại, các chuyên gia cũng nêu lên những phản ứng chậm chạp của khu vực đối với việc này.

Ở thời điểm hiện tại, các quốc gia Đông Nam Á đang tụt hậu khi nói về an ninh mạng. Dựa trên một báo cáo của công ty tư vấn quản lí toàn cầu, AT Kearney, các quốc gia Đông Nam Á cũng đang bị lợi dụng trong việc tấn công mạng; trong đó Indonesia, Malaysia và Việt Nam đóng vai trò bệ phóng toàn cầu cho các cuộc tấn công phần mềm độc hại (malware).

Trong tháng 10/2017, thông tin cá nhân của khoảng 46 triệu người đăng kí di động ở Malaysia bị xâm hại. Những chi tiết cá nhân bị xâm phạm bao gồm địa chỉ nhà, số thẻ chứng minh quốc gia, và thông tin thẻ SIM.

Có tin tức cho biết việc rò rỉ thông tin thực sự xảy ra năm 2014 nhưng chỉ bị phanh phui ra hồi năm ngoái. Điều này là do thiếu luật thông báo xâm phạm thông tin ở quốc gia này buộc các công ty phải báo cho khách hàng về việc rò rỉ thông tin.

Singapore cũng là nạn nhân của tấn công mạng. Trong năm ngoái, đất nước này là mục tiêu của ba vụ tấn công mạng lớn, bao gồm tấn công thông tin Ministry of Defence vào tháng 2, tấn công phần mềm tống tiền WannaCry vào tháng 5, và hành động tấn đông gián điệp Petya vào tháng 6.

dong nam a thanh thien duong cua toi pham an ninh mang
An ninh mạng cần được đề cao tại Đông Nam Á

Những vụ tai nạn này cho thấy Đông Nam Á phản ứng chậm trễ thế nào trong an ninh mạng. An ninh mạng tại thời điểm bước ngoặc này đặc biệt cần thiết khi kết nối internet trong khu vực đang ở đỉnh điểm, và sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Báo cáo của Hootsuite về sử dụng kĩ thuật số tại Đông Nam Á cho thấy khu vực có tỉ lệ kết nối internet đạt 58%, nghĩa là có hơn 370 triệu người dùng internet.

Theo số liệu từ AT Kearney, Đông Nam Á không chi tiêu đủ để bảo vệ người dùng của họ trước các cuộc tấn công an ninh mạng.

Mặc dù tăng turởng cao, số liệu cho thấy các quốc gia thành viên Đông Nam Á dành khoảng 1,9 tỉ USD trong năm 2017, hay khoảng 0,06% GDP của khu vực cho an ninh mạng.

Trong khi đó, ảnh hưởng tài chính của những vụ tấn công thế này có thể rất nặng nề và gây tàn phá. Theo Trung tâm Rủi ro châu Á Thái Bình Dương, tổng chi phí toàn cầu cho việc xâm phạm dữ liệu dự tính sẽ đạt 2.100 tỉ USD cho đến năm 2019.

Khi công nghệ phát triển nhanh hơn bao giờ hết và gắn chặt sâu hơn vào cuộc sống của chúng ta, các quốc gia Đông Nam Á cần phải nhận ra tầm quan trọng của an ninh mạng. Khi công nghệ trở nên tràn khắp thì những phá hoại của tội phạm mạng sẽ càng dữ dội hơn, trừ khi có sự bảo vệ đúng đắn.

Một trong những mối đe dọa lớn nhất trong không gian mạng hồi năm ngoái là sự bùng nổ của mã độc tống tiền (ransomware).

Đây là hình thức tống tiền kĩ thuật số khi kẻ tấn công dùng phần mềm ngụy trang để truy cập vào máy tính người dùng, đe dọa tung thông tin cá nhân của nạn nhân hay vĩnh viễn khóa truy cập của người dùng vào máy tính, trừ khi được trả tiền chuộc.

dong nam a thanh thien duong cua toi pham an ninh mang
Mức độ nguy hiểm và rủi ro đối với an ninh mạng. (Việt hóa: Thành Nguyên)

Nguy cơ tài chính

Tài chính của mọi người có thể gặp rủi ro với internet banking, ví điện tử và thậm chí là tiền kĩ thuật số.

Không có những biện pháp đúng đắn được đưa ra, người ta có thể mất đi kế sinh nhai khi bị tấn công mạng. Đầu năm nay, tin tặc cướp được 440 triệu USD tiền kĩ thuật số sau khi tấn công sàn giao dịch tiền kĩ thuật số Nhật Bản.

Ảnh hưởng tài chính của tấn công mạng có thể gây tàn phá với nền kinh tế. Theo Trung tâm Rủi ro Châu Á Thái Bình Dương, chi phí toàn cầu của việc mất dữ liệu sẽ tăng lên đến 2.100 tỉ USD vào năm 2019.

Một trong những bước đi Đông Nam Á có thể thực hiện là đưa ra một chiến lược kĩ thuật số để đấu tranh với tấn công mạng và mất dữ liệu. Tuy nhiên, cần phải hiểu biết rõ hơn về mảng công nghệ và hoạt động internet.

Bên cạnh đó, thế chủ động cần phải vượt qua biên giới, khi thông tin và dữ liệu di chuyển tự do không có biên giới trên internet.

Đông Nam Á cũng cần hợp tác với những quốc gia khác nhằm thắt chặt an ninh mạng. Trong suốt Hội nghị Thượng đỉnh Đông Nam Á gần đây, Đông Nam Á và Mĩ cùng đưa ra tuyên bố tái khẳng định cam kết của mình trong việc tăng cường an ninh mạng. Nga cũng đưa ra tuyên bố tương tự trong phát triển hợp tác an ninh mạng với Đông Nam Á.

Đối phó với an ninh mạng, một hiểu lầm phổ biến là phần lớn vụ tấn công đều do các tội phạm mạng. Tuy nhiên, chính quyền cần phải nhận ra rằng, các công ty cũng có khả năng đưa ra các hành động đáng ngờ khi nói đến dữ liệu cá nhân, giống như hàng loạt các vụ bê bối của Facebook trong năm nay.

Chính quyền cũng cần phải đưa ra chiến lược toàn diện để kiểm tra các công ty đa quốc gia, cũng như đảm bảo hệ thống hạ tầng nhằm hạn chế tấn công khủng bố mạng.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dong-nam-a-thanh-thien-duong-cua-toi-pham-an-ninh-mang-112619.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/