ĐHĐCĐ SCB: Phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng, vẫn đang tìm nhà đầu tư ngoại để bán vốn

Năm 2018, SCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 16.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 224 tỷ đồng. Trong đó, SCB dự kiến phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn.

dhdcd scb phat hanh 60 trieu co phieu thuong bo ngo chuyen ban von cho nuoc ngoai Đóng cửa hai chi nhánh, SCB lên tiếng khẳng định quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo

Phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng

Sáng 28/3, đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã thông qua toàn bộ các tờ trình. Tuy nhiên chuyện bán 51% vốn cho nước ngoài vẫn chưa tìm được nhà đầu tư phù hợp.

Trong năm nay, SCB sẽ tiếp tục lộ trình tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng đã trình Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời tăng vốn từ quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại khoảng 600 tỷ đồng thông qua phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng. Qua đó, tổng vốn điều lệ SCB tăng thêm là 2.305 tỷ, lên 16.600 tỷ đồng. Ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng Giám đốc Ngân hàng cho biết việc tăng vốn nhằm để tăng năng lực tài chính của SCB.

Trao đổi về cổ tức, ông Văn cho biết mỗi năm SCB có kết quả kinh doanh và kế hoạch phân phối thêm mẫu của nhà nước từ trước giờ. Lợi nhuận để lại tích tụ nhiều năm, đến 31/12/2017, SCB có được hơn 600 tỷ, nên xin phép cổ đông chuyển thành cổ phiếu trong năm 2018, sau đó xin phép ngân hàng nhà nước. Nếu được thông qua thì cổ đông sẽ được chia 600 tỷ đồng cổ tức dưới hình thức cổ phiếu.

Năm 2018, SCB xác định mục tiêu kinh doanh theo hướng tăng thu nhập ngoài lãi, khách hàng cá nhân, tiếp cận phương thức quản trị rủi ro theo định hướng Basel II.

Dự tính đến năm 2020, SCB có 2 triệu khách hàng, năm 2018 sẽ tăng trưởng khoảng 300.000 khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng dự kiến tuyển dụng thêm 1.700 nhân viên, thành lập trung tâm dịch vụ ngân hàng cao cấp để khai thác khách hàng VIP theo xu hướng chung của ngành.

dhdcd scb phat hanh 60 trieu co phieu thuong bo ngo chuyen ban von cho nuoc ngoai
ĐHĐCĐ thường niên 2017 của SCB. (ảnh: TV).

Với vốn điều lệ mới, quy mô tổng tài sản 2018 dự kiến 487.043 tỷ đồng, tăng gần 9,7% so với năm 2017. Cho vay đạt 331.204 tỷ đồng, tăng 17,8%. Huy động thị trường 1 đạt 418.278 tỷ đồng, tăng 18,4%.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ duy trì dưới 3%. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) trên 9%, lãi trước thuế 224 tỷ đồng, trong đó lã của riêng SCB là 180 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch phân phối các quỹ gồm: trích quỹ bổ sung vốn điều lệ là 5% lợi nhuận sau thuế; trích quỹ dự phòng tài chính là 10%; trích quỹ khen thưởng phúc lợi tương đương 1 tháng lương bình quân năm 2018.

Thù lao mỗi thành viên HĐQT 100 triệu đồng/tháng

Về thù lao HĐQT, năm nay SCB tiếp tục duy trì tổng thù lao 13 tỷ đồng. Con số này được Ngân hàng tính trên cơ sở số cố định và không phát sinh thêm. Năm qua SCB có bổ sung 1 thành viên HĐQT. Mức bình quân mỗi thành viên HĐQT là hơn 100 triệu đồng/tháng.

Theo cá nhân ông Văn số tiền này không nhiều so với nỗ lực HĐQT năm qua, đây còn là bộ mặt của SCB. Mặt khác, chi phí công tác, đi lại khá tốn kém. Ông Văn nêu đơn cử việc một năm có thành viên HĐQT đi công tác Hà Nội 20 lần, chi phí đi lại bình quân mỗi lần 8 triệu đồng. Một số thành viên HĐQT không nhận thù lao này, họ đóng góp vào quỹ chung sức hỗ trợ cho một số cán bộ SCB gặp khó khăn.

Bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT

tại đại hội, SCB cũng trình cổ đông việc miễn nhiệm 1 thành viên HĐQT là bà Nguyễn Thị Phương Loan vì lý do sức khỏe. Đồng thời, xem xét bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT nhằm đảm bảo số lượng 7 người cho nhiệm kỳ 2017 - 2022.

dhdcd scb phat hanh 60 trieu co phieu thuong bo ngo chuyen ban von cho nuoc ngoai
HĐQT SCB nhiệm kỳ 2017-2022

Ứng viên dự kiến bổ sung vào HĐQT SCB là ông Nguyễn Văn Thanh Hải sinh ngày 11/8/1966, trình độ cử nhân kinh tế ngành Tài chính Ngân hàng Đại học Ngân hàng.

Trước khi gia nhập vào SCB, ông Hải từng là nhân viên tín dụng BIDV chi nhánh TP HCM (1996-2000), nhân viên ban xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô (thuộc BIDV - từ năm 2000-2003). Ông Hải tham gia vào SCB từ năm 2005 với vai trò Phó phòng Tín dụng và bảo lãnh, Phó Giám đốc SCB chi nhánh Nhà Rồng, Phó Giám đốc SCB chi nhánh Gia định, hiện ông là giám đốc SCB chi nhánh Gia Định, Phó Tổng giám đốc SCB.

"Khả năng thu hồi nợ xấu VAMC gần như 100%"

Năm 2017, giá trị trái phiếu VAMC còn 23.849 tỷ đồng, tăng 9.296 tỷ đồng so với năm 2016. Ngân hàng đã thu hồi và xử lý được 1.082 tỷ đồng.

TGĐ Nguyễn Tấn Hoàng Văn cho hay, hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và dự phòng rủi ro SCB tính đến 31/12/2017, tổng dự phòng nợ xấu từ VAMC và loại khác là gần 6.500 tỷ đồng, gần bằng 50% vốn điều lệ Ngân hàng. SCB trích lập trọn vọn cho mốt số khoản trái phiếu VAMC nhất định, sau khi xử lý tái sản bảo đảm thì Ngân hàng sẽ được hoàn trả trọn vẹn khoản trích lập. “Tập chịu đựng để giá trị đó phát huy trong một ngày không xa, khả năng thu hồi nợ xấu VAMC là gần như 100%”, ông Văn chia sẻ.

Tổng tài sản của SCB đạt 444.032 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cuối năm 2016 và đứng thứ 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Huy động vốn thị trường 1 đạt 353.327 tỷ đồng, tăng 17%.

dhdcd scb phat hanh 60 trieu co phieu thuong bo ngo chuyen ban von cho nuoc ngoai
(Nguồn: BCTN 2017 của SCB).

Cho vay khách hàng đạt 264.151 tỷ đồng, tăng trên 20%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,45%; tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,63%.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Ngân hàng đạt 164 tỷ đồng, tăng gần 21%. Hệ số CAR đạt 9,82%. ROA và ROE lần lượt 0,03% và 0,8%.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dhdcd-scb-phat-hanh-60-trieu-co-phieu-thuong-van-dang-tim-nha-dau-tu-ngoai-de-ban-von-49540.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/