Đạo luật Yêu nước (USA Patriot Act) là gì? Tác động của Đạo luật Yêu nước đến tài chính Mỹ

Đạo luật Yêu nước (tiếng Anh: USA Patriot Act) đã cho các cơ quan thực thi pháp luật có quyền điều tra, truy tố và đưa những kẻ khủng bố ra công lí sau ngày mà các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ diễn ra 11/9/2001.

Đạo luật Yêu nước (USA Patriot Act) là gì? Tác động của Đạo luật Yêu nước đến tài chính Mỹ - Ảnh 1.

(Hình minh họa: usabackground)

Đạo luật Yêu nước

Khái niệm

Đạo luật Yêu nước trong tiếng Anh là USA Patriot Act

Đạo luật Yêu nước là một đạo luật được thông qua và kí bởi Tổng thống George W. Bush ngay sau ngày 11/9/2001. Đây là ngày mà các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ diễn ra, đạo luật đã cho các cơ quan thực thi pháp luật có quyền điều tra, truy tố và đưa những kẻ khủng bố ra công lí. Nó cũng dẫn đến việc tăng hình phạt cho tội phạm và hỗ trợ buộc tội những kẻ khủng bố. 

USA Patriot Act là viết tắt của “Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct Terrorism” (Đoàn kết và Tăng cường sức mạnh của nước Mỹ bằng cách Cung cấp Công cụ Phù hợp Cần thiết để Ngăn chặn Khủng bố). Biện pháp chống khủng bố này được xây dựng chủ yếu để hạ thấp khả năng có thể xảy ra khủng bố, do có được lệnh tình báo về các gián điệp, khủng bố và kẻ thù khác của Mỹ trong diện tình nghi. 

Đạo luật Yêu nước ngăn chặn và trừng phạt các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ và nước ngoài thông qua tăng cường thực thi pháp luật và tăng cường phòng chống nạn rửa tiền. Nó cũng cho phép sử dụng các công cụ điều tra được thiết kế để ngăn chặn tội phạm buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức cho các cuộc điều tra khủng bố. 

Tác động của Đạo luật Yêu nước đến tài chính

Mặc dù đạo luật Yêu nước ban đầu gợi lên những ý định về hoạt động giám sát mở rộng, nhưng nó cũng tác động đến cộng đồng các chuyên gia tài chính và định chế tài chính của Mỹ tham gia vào các giao dịch xuyên biên giới, với điều khoản của Quyển III, mang tên "Đạo luật chống rửa tiền quốc tế và chống khủng bố tài chính 2001".

Với mục tiêu ngăn chặn việc khai thác hệ thống tài chính của Mỹ bởi các bên bị tình nghi là khủng bố, tài trợ khủng bố và rửa tiền, Quyển III trích dẫn dữ liệu của Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF), ước tính rằng rửa tiền từ buôn bán ma túy và các hoạt động buôn lậu khác chiếm từ 2% đến 5% GDP của Mỹ. Và bằng cách xóa bỏ các nguồn vốn bất hợp pháp, mà luật này gọi là "nguồn nhiên liệu tài chính từ các hoạt động khủng bố", Quyển III nhằm giảm bớt tác động của chúng, thông qua nhiều biện pháp hạn chế và kiểm soát. 

Một số thách thức mà Đạo luật Yêu nước phải đối mặt

Theo lời Tổng thống Bush, Đạo lut này có mục đích, “tăng cường các hình phạt dành cho bọn khủng bố hay bất cứ ai giúp chúng.” Nó tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tình báo và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc giám sát thông tin liên lạc. Còn các quan chức thực thi pháp luật thì có nhim vụ ngăn chn các chương trình giả mạo tài chính, buôn lậu và rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố. Định nghĩa mở rộng của Đạo luật Yêu nước về chủ nghĩa khủng bố cũng cho phép FBI có thêm quyền truy cập thông tin cá nhân như hồ sơ y tế và tài chính. Đạo luật Yêu nước sẽ thay thế tất cả các luật tiểu bang.

Quốc Hội bỏ phiếu ủng hộ dự luật. Một số người Mỹ thm chí còn cho rằng nó chưa đủ để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Nhưng Đạo luật Yêu nước vẫn vấp phải hàng loạt chỉ trích. Các nhà hoạt động dân quyền lo ngại rằng nó sẽ giảm bớt các quyền tự do dân sự trong nước và sẽ cho các cơ quan hành pháp quá nhiều quyền để điều tra đời tư của người dân Mỹ – một nỗi sợ hãi chưa từng thấy kể từ thp niên 1960 và 1970, khi người Mỹ biểu tình vì FBI nghe trộm và thâm nhập vào các nhóm chống chiến tranh và các nhóm dân quyền.

Đạo luật Yêu nước đã phải đối mặt với thách thức pháp từ Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union, ACLU). Trong những năm gần đây, một số thành viên Quốc Hội – những người ban đầu vốn đã ủng hộ dự luật, nay lại mất lòng tin vào cách triển khai lut của chính quyền Bush. Tuy nhiên, Quốc Hi do Đảng Cộng hòa kiểm soát vẫn thông qua lut và vào tháng 3/2006, Bush phê chuẩn gia hạn Đạo luật Yêu nước đầy tranh cãi này. Ngay sau đó, ông còn làm trầm trọng hơn những tranh cãi xoay quanh Đạo lut khi đưa ra mt tuyên bố lúc kí gia hạn đạo luật (signing statement), cho phép miễn thực hin hoc không cần tuân thủ một số điều khoản nhất định trong đạo luật này.

(Theo Investopedia, History.com, Nghiencuuquocte)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dao-luat-yeu-nuoc-usa-patriot-act-la-gi-tac-dong-cua-dao-luat-yeu-nuoc-den-tai-chinh-my-20200702110514862.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/