Đang nợ hơn 31.600 tỉ đồng, Hoàng Anh Gia Lai ‘kêu khó’ với quy định về chi phí lãi vay

Theo đại điện của Hoàng Anh Gia Lai, việc các ngân hàng chỉ cho vay các công ty mẹ và hạn chế cho vay các công ty con. Khi công ty mẹ cho vay đối với các công ty con, phần chi phí lãi vay lại bị khống chế. Điều này khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng.

Hoàng Anh Gia Lai lại ‘kêu khó’ từ quy định về chi phí lãi vay

Vấn đề về chi phí lãi vay tại Nghị định 20 tiếp tục là tâm điểm của nhiều doanh nghiệp lớn. Mới đây, tại tọa đàm “Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm”, đại diện của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG), ông Võ Trường Sơn đã có một số ý kiến liên quan đến những vướng mắc từ Nghị định 20 năm 2017 của Chính phủ.

dang no hon 31600 ti dong hoang anh gia lai keu kho voi quy dinh ve chi phi lai vay
Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Phan Quân

“Nguồn vốn tín dụng vẫn là kênh rất quan trọng, thị trường chứng khoán chưa phát huy hết hiệu quả. Dòng vốn từ thị trường chứng khoán còn hạn chế. Gần như các doanh nghiệp xoay vòng dựa vào vốn tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ cho vay các công ty mẹ và hạn chế cho vay các công ty con. Khi công ty mẹ cho vay đối với các công ty con, phần chi phí lãi vay lại bị khống chế. Có nghĩa là công ty mẹ vay ngân hàng và cho công ty con vay, phần chi phí lãi vay bị khống chế”, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai, ông Võ Trường Sơn chia sẻ.

Theo kiến nghị của đại điện Hoàng Anh Gia Lai, vấn đề này về chi phí lãi vay cần được tháo gỡ, nếu quá trình này vướng mắc, gần như các tập đoàn kinh tế khó tiếp cận vốn từ ngân hàng.

(Dưới đây là video kiến nghị về quy định chi phí lãi vay từ Hoàng Anh Gia Lai)

Hoàng Anh Gia Lai cho công ty con vay bao nhiêu tiền?

Theo báo cáo tài chính của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã: HNG), tính đến 31/12/2018, tổng chi khoản vay ngắn hạn của công ty tại công ty mẹ là CTCP Hoàng Anh Gia Lai là hơn 983 tỉ đồng, trong khi đầu kì là 12 tỉ đồng.

dang no hon 31600 ti dong hoang anh gia lai keu kho voi quy dinh ve chi phi lai vay
Vay ngắn hạn của HAGL Agrico. Nguồn: BCTC

Ngoài ra, HAGL Agrico đang có khoản vay dài hạn tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai là 3.679 tỉ đồng, giảm gần 1.700 tỉ đồng so với đầu kì.

dang no hon 31600 ti dong hoang anh gia lai keu kho voi quy dinh ve chi phi lai vay
Vay dài hạn của HAGL Agrico. Nguồn: BCTC

Về tình hình tài chính tại công ty mẹ của HAGL Agrico là CTCP Hoàng Anh Gia Lai, tính đến 31/12/2018, tổng nợ phải trả của công ty giảm 3.661 tỉ đồng so với đầu kì, xuống còn 31.613 tỉ đồng. Theo đó, khoản nợ vay dài hạn ngân hàng của công ty giảm 3.745 tỉ đồng so với đầu kì, xuống còn 6.143 tỉ đồng. Trong đó, nợ vay dài hạn giảm từ 9.309 tỉ đồng xuống còn 4.605 tỉ đồng, trong khi vay dài hạn ngân hàng đến hạn trả trong vòng 1 năm tăng từ 579 tỉ đồng lên 1.538 tỉ đồng.

Nợ vay ngắn hạn của HAGL tại thời điểm 31/12/2018 tăng 184 tỉ đồng so với đầu kì lên 912,9 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là gia tăng giá trị khoản vay ngắn hạn tại TPBank và Liên Doanh Lào Việt. Dư nợ vay ngắn hạn tại Sacombank giảm mạnh. Bên cạnh đó, công ty không còn khoản vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Campuchia.

Đối mặt với nhiều khó khăn, Hoàng Anh Gia Lai đang ‘lấy ngắn nuôi dài’

Theo báo cáo của Hoàng Anh Gia Lai, trong những năm qua, giá mủ cao su liên tục giảm xuống mức thấp nhất làm cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Để tồn tại và tiếp tục hoạt động, HAGL đã thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây ăn trái để lấy ngắn nuôi dài.

Đến cuối năm 2018, HAGL đã trồng được hơn 18.500 ha cây ăn trái bao gồm 6.740 ha chuối, 1.715 ha thanh long, 2.180 ha mít, 2.260 ha bưởi, 3.250 ha xoài và 2.360 ha các loại cây ăn trái khác.

Để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững, theo kiến nghị của Hoàng Anh Gia Lai, muốn thu hút các doanh nghiệp lớn trong nước vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam cần có cơ chế tạo ra quỹ đất đủ lớn, thời gian sử dụng đất đủ dài, ưu đãi về lãi suất vay vốn đầu tư cho nông nghiệp, từ đó doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư.

Ông lớn cũng lao đao với quy định về chi phí lãi vay

Ngày 24/2/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 20 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Nghị định này, “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”. Với việc thực thi Nghị định này, nhiều đơn vị, tập đoàn lớn cho rằng đã ‘gặp khó’.

Điển hình, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Limama) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính cho biết quy định khống chế trần lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập không vượt 20% được áp dụng đã tác động lớn, tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty.

Theo giải trình của Lilama, “chi phí lãi vay của tổng công ty phát sinh thực tế từ việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng, theo giá thị trường có hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Do vậy, quy định về mức trần trên tổng chi phí lãi vay được trừ bao gồm cả giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là chưa phù hợp với bản chất, mục đích của việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết”.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dang-no-hon-31600-ti-dong-hoang-anh-gia-lai-keu-kho-voi-quy-dinh-ve-chi-phi-lai-vay-121748.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/