COVID-19 sẽ làm thay đổi ngành thủy sản toàn cầu?

Ông Gorjan Nikolik của Rabobank cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi hoàn toàn ngành thủy sản toàn cầu.

Trong một buổi phỏng vấn với trang Fish Site, ông Nikolik phân tích lượng hải sản tiêu thụ, nguồn cung ứng, cách chế biến sản phẩm cũng như lượng đầu tư vào ngành này đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Chuỗi cung ứng hải sản

Phân khúc thủy sản chứng kiến thị phần giảm nghiêm trọng, ngay cả khi các nước đang nói lỏng các lệnh phong tỏa

Tại Mỹ, doanh số bán ra các sản phẩm hải sản giảm 60%, doanh thu từ các nhà hàng cũng giảm tới 80%. Mức độ thiệt hại tại châu Âu thậm chí còn lớn hơn thế.

Tại Trung Quốc, doanh số bán ra hiện nay chỉ bằng 60% so với cùng kì năm 2019. Các nhà hàng đã được phép hoạt động trở lại, nhưng do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong cơ sở kinh doanh, việc mở cửa trở lại không đem lại nhiều doanh thu. 

Thói quen ăn nhà hàng của người dân sẽ còn lâu nữa mới có thể quay trở lại như trước.

Trong một cuộc khảo sát vào giữa tháng 4, 41% người tham gia trả lời rằng họ sẽ quay trở lại các nhà hàng khoảng 1 đến 5 tháng sau khi các lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ. 20% nói rằng họ sẽ chờ khoảng 6 tháng hoặc hơn để lại đi ăn ngoài. 

Trái lại, doanh số  bán hải sản online đang bùng nổ, tạo ra sự thay đổi về loại hải sản được ưa chuộng.

Tại châu Á, các chợ hải sản đều phải đóng cửa. người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online. Điều này sẽ giúp cho doanh số bán hàng trực tuyến sẽ vẫn được ưa chuộng ngay cả khi dịch bệnh chấm dứt. 

Bán hàng online cùng với dịch vụ giao thức ăn của các nhà hàng sẽ thu được nhiều lợi ích trong dài hạn. Ông Nikolik cho rằng đại dịch đã giúp ngành mua bán hải sản trực tuyến đạt được mức phát triển mà lẽ ra phải 10 năm nữa mới có thể đạt được.

Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đều thu được lợi ích.

Các thương hiệu được tin dùng như cá hồi Nauy sẽ tồn tại tốt trong một hệ thống mua bán online, vì không giống như chợ truyền thống, người mua không thể nhìn thấy hoặc chạm vào các sản phẩm họ đang mua.

Các lệnh hạn chế đi lại cũng đang giúp các sản phẩm có chuỗi cung ứng ngắn hơn hưởng lợi. Các loại hải sản có chuỗi cung ứng dài hơn sẽ khó tìm được nguồn cung ứng hơn.

Các nhà bán lẻ đang tìm kiếm các nguồn hàng lớn hơn như cà hồi và tôm hơn là những mặt hàng cao cấp khác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến vẫn có cơ hội với các mặt hàng cao cấp. Một số người tiêu dùng vẫn khá dè dặt khi mua sắm online hay mua hàng tại các chuỗi bán lẻ. 

Điều này tạo cơ hội cho các nhà chế biến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giúp người mua trải nghiệm một bữa ăn chất lượng nhà hàng ngay tại ngôi nhà của mình. Các doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ này cho đến ít nhất là năm 2021.

Chế biến

Nikolik cũng tin rằng sự gián đoạn trong chuỗi chế biến thức ăn sẽ tạo ra sự thay đổi dài hạn cho toàn ngành hải sản, do phúc lợi của nhân công tại nhiều quốc gia đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. 

Nhiều doanh nghiệp chế biến đã phải đóng cửa. Tại Mỹ, các công nhân bị nhiễm COVID-19 đang đâm đơn kiện các cơ sở chế biến vì đã không thể đảm bảo an toàn lao động. 

Điều này sẽ thúc đẩy các nhà máy gia tăng tốc động tự động hóa, sử dụng máy móc nhiều hơn để thay thế cho công nhân lao động. 

Nikolik cho rằng xuất khẩu hải sản tươi sống sang châu Á để chế biến sẽ giảm. Điều này đã bắt đầu từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh sẽ khiến cho xu hướng này tiếp tục, dẫn tới gia tăng số doanh nghiệp chế biến nội địa.

Đầu tư

Các doanh nghiệp mới sẽ rất khó thu hút vốn vì các nhà đầu tư và các ngân hàng muốn tập trung vào các khách hàng và dự án hiện tại. Ông Nikolik nói rằng nhu cầu về các sản phẩm cao cấp sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Các liên doanh mới đang tập trung vào các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm phổ biến nhưng được sản xuất trong điểm kiện đặc biệt để tạo ra sự khác biệt hóa.

Điều này sẽ giúp họ kiếm được lợi nhuận từ các lô hàng nhỏ, đồng thời mang đến cho khách hàng nhiều giá trị tự sản phẩm này.

Nhưng do nhu cầu ngành dịch vụ thức ăn sụt giảm, nhiều doanh nghiệp với dây chuyền hiện đại hơn lại không thể thu hút đầu tư. 

Tuy nhiên, hi vọng là vẫn còn, do đặc điểm của loại hình kinh doanh này là có vị trí rất gần với thị trường mục tiêu. 

Không chỉ rút ngắn được chuỗi cung ứng, loại hình kinh doanh này còn giúp địa phương cải thiện an ninh lương thực, từ đó nhận được các cơ chế, chính sách ưu đãi từ các cấp chính quyền

Cần bao lâu để hồi phục?

Ông Nikolik thừa nhận rằng rất khó để dự báo khoảng thời gian cần để khôi phục nền kinh tế. Chính phủ đang tung ra các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II, vượt qua cả mức của năm 2008. 

Tác dụng của gói kích thích này phụ thuộc vào tỉ lệ dân đi làm, niềm tin của người tiêu dùng và liệu dịch bệnh có bùng phát trở lại.

Nhiều nghiên cứu dự báo sự hồi phục sẽ bắt đầu vào giữa năm 2021. Hãy cùng nhìn vào mặt hàng cá hồi, đang ở mức 114.392,04 đồng/kg và được dự báo sẽ tụt xuống mức thấp nhất là 93.381 đồng/kg vào mùa hè năm nay, sau đó sẽ tăng trở lại mức 116.750 đồng/kg vào cuối năm và đạt mức 140.087 đồng/kg vào quí I năm 2021.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/covid-19-se-lam-thay-doi-nganh-thuy-san-toan-cau-20200521224902832.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/