Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến 1.300 tỷ đồng vốn ngoại rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam

SSI Research cho biết ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến 1.300 tỷ đồng rút khỏi ba quỹ ETF của VFM, Vaneck và DB trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính từ ngày 8/2. Trong khi đó, Thailand và Nam Phi đang đi ngược xu hướng, thu hút thêm vốn trong bối cảnh dòng vốn ở các quốc gia khác giảm sút.

chien tranh thuong mai my trung khien 1300 ty dong von ngoai rut khoi thi truong chung khoan viet nam Quên chiến tranh thương mại đi, đây mới là rủi ro lớn nhất của thị trường
chien tranh thuong mai my trung khien 1300 ty dong von ngoai rut khoi thi truong chung khoan viet nam Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

1.300 tỷ đồng rút khỏi thị trường Việt Nam, Thailand và Nam Phi đang hút thêm vốn

Liên quan đến tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, theo báo cáo Bộ phận phân tích SSI Research của CTCP Chứng khoán Sài Gòn cho biết cuộc chiến thương mại đã không còn là ẩn số mà đã rõ ràng và có ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn nước ngoài tại Việt nam.

Theo thống kê của EPFR Global, xu hướng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu của Việt Nam đã bắt đầu vào tuần thứ hai của tháng 2, cùng thời điểm với sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu và kéo dài cho đến cuối tháng 3. Tuần đầu tháng 4, dòng tiền nhỏ quay trở lại, tương đồng với sự gia tăng ở khu vực EM Châu Á và các quỹ GEM.

chien tranh thuong mai my trung khien 1300 ty dong von ngoai rut khoi thi truong chung khoan viet nam
Tình hình dòng vốn ngoại ở Việt Nam (Nguồn: EPFR Global, Bloomberg, HSX, HNX/SSI Research)

Thống kê dòng vốn của EPFR Global có sự liên hệ khá rõ với dòng vốn ở ba quỹ ETF chính của Việt Nam khi tăng mạnh trong tháng 1 và bắt đầu giảm dần kể từ tháng 2. Tuy vậy, xét về quy mô thì giá trị dòng tiền ra từ các ETF không lớn bằng giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên hai sàn chứng khoán.

Tính từ ngày 8/2, ước tính đã có 1.300 tỷ đồng rút khỏi ba quỹ ETF của VFM, Vaneck và DB, con số này bằng 36% tổng lượng vốn đổ vào ba ETF từ đầu năm tính đến ngày 7/2 với 3.850 tỷ đồng.

Trong khi đó giá trị bán, mua ròng khớp lệnh của NĐTNN trên hai sàn HSX và HNX ở cùng giai đoạn lần lượt là âm 3.700 tỷ đồng và 5.300 tỷ đồng; cộng thêm giao dịch thỏa thuận, con số là âm 3.000 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng (loại giao dịch thỏa thuận đột biến trong ngày 7/2).

SSI Research nhận định có thể thấy có sự liên hệ khá rõ giữa dòng vốn, giá trị mua-bán ròng tại Việt nam với các diễn biến trên thị trường thế giới. Vẫn biết rằng câu chuyện của từng quốc gia là khác nhau, nhưng dường như trong thời gian qua câu chuyện Việt nam không còn đủ sức nặng. Ngược lại, Thailand và Nam Phi đang đi ngược xu hướng, thu hút thêm vốn trong bối cảnh dòng vốn ở các quốc gia khác giảm sút, SSI Research cho hay.

Chiến tranh thương mại bùng nổ, giới đầu tư đang chuyển sang các tài sản an toàn

Về phản ứng chung của thị trường tài chính toàn cầu, SSI Research cho biết trong con mắt của giới đầu tư, cuộc chiến thương mại là không tốt cho cả hai, thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến các quốc gia đang tham gia vào chuỗi sản xuất ở hai nước này.

chien tranh thuong mai my trung khien 1300 ty dong von ngoai rut khoi thi truong chung khoan viet nam
Tình hình dòng vốn tại các thị trường tài chính (Nguồn: EPFR Global, Bloomberg, HSX, HNX/SSI Research)

Dòng vốn bị rút mạnh ra khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ sau khi kế hoạch tăng thuế được công bố chi tiết. Dòng vốn đã chảy ra ba tuần liên tiếp với tổng giá trị 50,4 tỷ USD, cùng thời gian này dòng tiền đổ vào các quỹ Money Market Fund của Mỹ là 13,5 tỷ USD, tín hiệu cho thấy giới đầu tư đang chuyển sang các tài sản an toàn.

Tuy nhiên, dòng vốn tại Trung Quốc không có dấu hiệu bị rút ra. Vào tuần danh sách chi tiết 50 tỷ USD hàng Trung Quốc bị đánh thuế được công bố, chỉ có dòng tiền ra nhỏ xuất hiện trong khi vào hai đợt giảm điểm gần nhất, dòng tiền lại vào liên tục.

Dẫu vậy, SSI Research cần lưu ý rằng dữ liệu dòng vốn trong giai đoạn này của Trung Quốc không thực sự đáng tin cậy vì Trung Quốc có lịch sử can thiệp vào thị trường chứng khoán, từ các biện pháp hành chính cho đến việc huy động tiền từ các doanh nghiệp ở nước ngoài đổ về “cứu” thị trường.

Đài Loan, nước có chuỗi sản xuất gắn chặt với Trung Quốc bị rút vốn 5 tuần liên tiếp trước khi có lại dòng tiền nhỏ vào tuần đầu tháng 4. Ngược lại, Hàn Quốc, một đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử, công nghệ có ba tuần gần nhất hút vốn.

Các thị trường EM nhìn một cách tổng thể gần như không có phản ứng tiêu cực trước căng thẳng Mỹ - Trung. Tổng các quỹ EM tại Châu Á có ba tuần liền dòng tiền vào kể từ khi danh sách đánh thuế của Mỹ được công bố còn các quỹ GEM đã có 13 tuần liên tiếp.

Xét về điểm số của các thị trường chứng khoán, mức độ ảnh hưởng của giai đoạn chiến tranh thương mại cuối tháng 3 không lớn như giai đoạn số liệu tăng trưởng lương (wage growth) tại Mỹ vào đầu tháng 2.

Ngay cả với Đài Loan, dòng vốn rút ra liên tục nhưng chỉ số TWSE vẫn tăng 3/5 tuần gần nhất. Mỹ, nơi khởi xướng chiến tranh thương mại, lại là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất với chỉ số S&P 500 đã giảm xấp xỉ 10% kể từ mức đỉnh đầu tháng 2.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-khien-1300-ty-dong-von-ngoai-rut-khoi-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-51302.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/