Các triệu phú USD nắm 43,9% tổng tài sản thế giới

Theo một nghiên cứu mới nhất, hiện tại trên thế giới có 46,8 triệu người đủ tiêu chuẩn là triệu phú USD. Tổng tài sản của họ chiếm 43,9% tài sản toàn cầu.

Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng triệu phú USD trên thế giới đã tăng lên con số 47 triệu người trong năm nay. Họ đang nắm gần một nửa, chính xác hơn là 43,9% tổng tài sản trên thế giới, theo CNBC.

Bất chấp thương chiến Mỹ-Trung, sự biến động của thị trường chứng khoán và mức tăng trưởng chậm chập của nền kinh tế thế giới, số lượng triệu phú USD đã tăng thêm 1,1 triệu người trong khoàng thời gian từ giữa năm 2018 tới giữa năm 2019, theo báo cáo tài sản toàn cầu của Tập đoàn Credit Suisse.

Screenshot 2019-10-21 13

Bảng thống kê tài sản thế giới, bên tay trái là lượng tài sản, bên tay phải là tổng tài sản mà nhóm người này đang nắm giữ. Ảnh: CNBC

Tổng giá trị tài sản của các triệu phú USD đã lên tới 158,3 nghỉn tỉ USD, tương đương 43,9% tài sản toàn cầu.

Nước Mỹ vẫn là nơi tập trung nhiều triệu phú USD nhất và cũng là quốc gia có thêm nhiều triệu phú USD nhất trong năm vừa qua.

Theo thống kê, có 675.000 "triệu phú" mới xuất hiện tại nước Mỹ, nâng tổng số trệu phú tại quốc gia này lên 18,6 triệu. Trong khi đó Nhật Bản tăng 187.000 người lên 3 triệu. Trung Quốc, dù đang gặp rắc rối với chiến tranh thương mại, cũng có thêm 158.000 triệu phú lên thành 4,5 triệu.

Ngược lại, Australia đang là đất nước "thụt lùi" nhất khi trong năm qua đã mất đi 124.000 triệu phú xuống chỉ còn 1,2 triệu người. Tuy nhiên, hầu hết sự biến mất của các "triệu phú" Australia đến từ việc chênh lệch tỉ giá hối đoái, khi lượng tổng tài sản tính theo đơn vị USD.

Tuy số lượng triệu phú USD của Mỹ đương vượt trội so với Trung Quốc, nhưng năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ về số lượng người trong top 10% giàu có nhất thế giới.

Biều đồ thống kê lượng tài sản còn chỉ ra sự chênh lệch về giàu nghèo trên toàn thế giới. Đây chính là chủ đề quan trọng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ. Cả Bernie Sanders và Elizabeth Warren đều có đề xuất cần đánh thuế tài sản khi đứng ra tranh cử tổng thống.

106156289-1569867021054rtx75d0v

Bernie Sanders, thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ đưa ra đề xuất đánh thuế vào số tài sản tích lũy được. Ảnh: CNBC

Cụ thể hơn, cả hai ứng viên đều mong muốn đánh thế vào lượng tài sản tích lũy được chứ không chỉ trên mức thu nhập. 

Ngoài ra, theo báo cáo thì một nửa dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% tài sản trên toàn thế giới. Trong khi đó 90% số người trưởng thành "nghèo" nhất thế giới, tương đương 4,5 tỉ người, cũng chỉ đóng góp 18% vào tổng tài sản toàn cầu.

Tuy nhiên, đang có những dấu hiệu tích cực cho thấy sự phân hóa giàu nghèo đang có chiều hướng giảm. Cụ thể, 1% dân số giàu nhất thế giới chiếm 47% tài sản toàn cầu vào năm 2000 trong khi con số này vào năm 2019 là 45%.

Nguyên nhân chủ yếu cho sự sụt giảm đến từ việc tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng. Số lượng người có tài sản từ 10.000 USD đến 100.000 USD đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2000-2019 lên 1,7 tỉ người.

Báo cáo của Credit Suisse còn cho hay xu thế phân hóa đang giảm mạnh trong 3 năm gần nhất, và dự đoán sẽ có xu thế giảm trong vòng những năm kế tiếp. Lí do mà báo cáo đưa ra chính là sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu và dưới trung lưu.

"Mặc dù còn quá sớm để khẳng định bất bình đẳng giàu nghèo đang giảm xuống. Tuy nhiên những bằng chứng cho thấy 2016 sẽ là năm có mức chênh lệch giàu nghèo cao nhất, tính trong tương lai vài năm kế tiếp đây", Báo cáo kết luận.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/cac-trieu-phu-usd-nam-439-tong-tai-san-the-gioi-20191022150953856.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/