|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Xây 4 tuyến đường chỉ hơn 13km, Hà Nội phải trả bằng 158ha đất

16:07 | 20/06/2018
Chia sẻ
Để xây dựng 4 tuyến đường BT này, Hà Nội phải bỏ ra quỹ đất rộng khoảng 158ha trả cho các doanh nghiệp. Trong đó nhiều khu đất nằm ở khu vực trung tâm các quận đang sốt nóng về giá đất vài năm trở lại đây.

Theo thông tin phát đi từ Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” diễn ra tại Hà Nội mới đây, UBND TP Hà Nội đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án với tổng số vốn gần 400.000 tỷ đồng (khoảng 17 tỷ USD). Trong đó, đáng chú ý có 4 dự án về hạ tầng giao thông được triển khai theo hình thức BT. Đó là các dự án:

Dự án Xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3;

Dự án tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2, Gamuda, quận Hoàng Mai.

Dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông;

Dự án Tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5.

ha noi sap xay 4 tuyen duong hon 13km voi tong kinh phi hon 5700 ty doi bang 158ha dat
Hà Nội sắp xây 4 tuyến đường hơn 13km với tổng kinh phí hơn 5.700 tỷ, đổi bằng 158ha đất. Ảnh minh họa.

Về dự án Xây dựng tuyến đường nối từ đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3 theo hợp đồng BT, dự án có vốn đầu tư 1.404 tỷ đồng, do Liên danh Công ty CP Phát triển Nhân lực LOD và Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt làm chủ đầu tư.

Tuyến đường này sẽ được xây dựng với chiều dài 2,85km, mặt cắt ngang 30m. Đồng thời, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, hệ thống PCCC, cây xanh, chiếu sáng, vỉa hè, tổ chức giao thông, di chuyển các công trình ngầm nổi trong chỉ giới thực hiện dự án.

Dự kiến quỹ đất thanh toán cho dự án BT này sẽ nằm tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm gồm các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 với diện tích khoảng 39,8ha thuộc Quy hoạch phân khu S4. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2018 - 2020.

Về dự án tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2, Gamuda, quận Hoàng Mai, dự án này được giao cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư với kinh phí 989 tỷ đồng.

Dự án tuyến đường này có chiều dài 2,6 km, mặt cắt ngang rộng 40 m. Để đổi lại, Hà Nội cho phép Tân Hoàng Minh được khai thác quỹ đất tại khu đất ký hiệu C9- CN3 trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Khu đất có quy mô rộng khoảng 20 ha, ở trung tâm quận Hoàng Mai tiếp giáp với trục đường chính đô thị mới Hoàng Mai (đường 2,5), đường Lĩnh Nam và nằm cạnh khu đô thị Gamuda Garden.

Như vậy, để làm tuyến đường trên, Tân Hoàng Minh chỉ cần bỏ ra 989 tỷ đồng nhưng đổi lại được 20 ha (tương đương 20.000 m2) đất tại trung tâm quận Hoàng Mai. Nếu tính trung bình, mỗi m2 đất vàng quận Hoàng Mai này Tân Hoàng Minh chỉ mất khoảng 5 triệu đồng để sở hữu.

Về dự án Xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông, dự án có tổng mức đầu tư là 1.961 tỷ đồng, do Liên danh Công ty CP đầu tư Văn Phú Invest và Công ty CP đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.

Dự án này được Hà Nội đề xuất từ năm 2009 và Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng 7 tuyến đường kết nối khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn quận Hà Đông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) vào đầu năm 2010.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng đồng bộ 5 tuyến đường (tuyến 2, 3, 4, 6, 7) với tổng chiều dài khoảng 6,2 km, mặt cắt ngang từ 17 - 40m, thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội, quận Hà Đông và 2 xã Đông La, La Phù, huyện Hoài Đức.

Cụ thể, tuyến số 2 có chiều dài khoảng 0,5 km, chiều rộng 18,5m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Phùng Hưng, điểm cuối tuyến đến hết phạm vi đình Văn Quán.

Tuyến số 3 có chiều dài khoảng 0,43 km, chiều rộng 23,25m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Phúc La - Văn Phú; điểm cuối tuyến tại nút giao với đường quy hoạch 18,5m.

Tuyến số 4 có chiều dài khoảng 1,78 km, chiều rộng 24m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với Quốc lộ 21B; điểm cuối tuyến là điểm 7 xác định trên bản vẽ.

Tuyến số 6 có chiều dài khoảng 1,54 km, chiều rộng 40m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Lê Trọng Tấn; điểm cuối tuyến tại nút giao với tuyến đường liên khu vực theo quy hoạch giáp phía Đông Bắc tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển.

Tuyến số 7 có chiều dài khoảng 1,91 km, chiều rộng 17m. Điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Lương kéo dài; điểm cuối tuyến là điểm 6 xác định trên bản vẽ.

Để hoàn vốn đầu tư dự án BT xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông, Liên danh Công ty CP Đầu tư Văn Phú Invest và Công ty CP Đầu tư Hải Phát được nhận 6 khu đất đối ứng rộng khoảng 68 ha, gồm: Khu đô thị Bắc Lãm (41,84 ha); khu chức năng đô thị Kiến Hưng (7,568 ha); khu nhà ở Phú Lãm (12,92 ha); khu nhà ở Hà Cầu (2,3 ha); khu nhà ở Dương Nội (2,55 ha) và khu nhà ở cao tầng Kiến Hưng (0,998 ha).

Còn dự án Tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5 do Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án là 1.373 tỷ đồng.

Tuyến đường này có chiều dài khoảng 1,65 km nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai.

Để hoàn vốn đầu tư dự án BT này, nhà đầu tư được khai thác quỹ đất tại 3 khu đất trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, khu đất thứ nhất là khu nhà ở Ao Mơ với diện tích khoảng 22,9 ha, bao gồm 3,85 ha diện tích tuyến đường mặt cắt 40m đi qua Dự án (Thành phố đã giao cho Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập dự án đầu tư).

Khu đất thứ hai là các ô đất thuộc Dự án Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu di dân tổ 24, 25 với diện tích khoảng 11,29 ha, bao gồm 1,24 ha diện tích tuyến đường mặt cắt 40m đi qua Dự án (UBND Thành phố đã đồng ý về chủ trương cho phép Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng làm nhà đầu tư thực hiện).

Khu đất thứ ba là 3 quỹ đất do nhà đầu tư đề nghị bổ sung để đảm bảo cân đối giá trị Dự án BT và giá trị quỹ đất đối ứng, gồm: Dự án Ao Cây Dừa (diện tích đất khoảng 0,52 ha); Dự án Khu sinh thái Vĩnh Hưng (diện tích đất khoảng 11,9 ha); Dự án khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng - Thanh Trì (diện tích khoảng 13 ha).

Như vậy, tính ra để xây dựng 4 tuyến đường trên với tổng chiều dài hơn 13km và tổng kinh phí là 5.727 tỷ đồng, Hà Nội phải bỏ ra tổng cộng khoảng 158ha đất. Trong đó có nhiều khu đất là đất vàng nằm ở trung tâm các quận đang sốt nóng về giá đất tại Hà Nội vài năm trở lại đây. Nếu tính trung bình thì mỗi m2 đất vàng Hà Nội mà các chủ đầu tư có được, họ chỉ phải bỏ ra khoảng 3,6 triệu đồng.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.